Bắc thêm cây cầu trên đường vượt khó

Những hộ dân được tiếp cận nguồn vốn vay đều phấn khởi, yên tâm bởi từ nay được bắc thêm cây cầu trên đường vượt khó.
Tại TP.Cần Thơ, chương trình cho hộ mới thoát nghèo vay vốn ưu đãi đã được triển khai nhanh chóng.
Xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ là một trong những địa phương nằm trong đợt giải ngân đầu tiên. Theo đó, đối tượng được vay là hộ từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, qua điều tra, rà soát hàng năm có thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn cận nghèo, được UBND xã xác nhận và thời gian kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa là 3 năm.
Không lo tái nghèo do thiếu vốn
Ngày 15.9, cầm trên tay số tiền 40 triệu đồng vừa được vay, ông Mai Văn Minh (ngụ ấp 2, xã Thạnh Phú) phấn khởi nói: “Lúc trước tôi được vay theo diện hộ nghèo 10 triệu đồng.
Nhờ nguồn vốn này, tôi đã thoát nghèo. Nay được vay vốn chương trình cho hộ mới thoát nghèo, tôi sẽ đầu tư mở rộng mô hình nuôi lợn. Gia đình rất mừng vì được hỗ trợ để có điều kiện ổn định cuộc sống hơn”.
Ông Mai Văn Minh (xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ) tiếp nhận số tiền vay ưu đãi mới được giải ngân. Ảnh: Chúc Ly
Cũng như ông Minh, ông Nguyễn Văn Tiến ngụ ấp An Lợi, xã Thạnh Phú được vay 40 triệu đồng vốn hộ mới thoát nghèo để đầu tư chăn nuôi.
“Thủ tục vay vẫn rất đơn giản, nhưng mình phải có phương án sản xuất rõ ràng…” - ông Tiến chia sẻ.
Theo ông Huỳnh Hoàng Phong – Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng, Ngân hàng CSXH TP.Cần Thơ, hồ sơ, quy trình và thủ tục cho vay đối với hộ mới thoát nghèo được thực hiện như đối với cho vay hộ nghèo.
Mức cho vay do ngân hàng và hộ vay thỏa thuận nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa phục vụ sản xuất, kinh doanh áp dụng đối với hộ nghèo được quy định trong từng thời kỳ (50 triệu đồng/hộ).
Điều kiện để vươn lên khấm khá
" Với mức cho vay bình quân đối với hộ mới thoát nghèo gần 40 triệu đồng/hộ, nguồn vốn này cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người vay”.
Ông Lưu Đức Phong - Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cờ Đỏ
Về chương trình tín dụng cho vay hộ mới thoát nghèo, ông Phạm Văn Nghiệp – Phó Chủ tịch Hội ND xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ chia sẻ:
“Đối với các hộ vay thuộc tổ tiết kiệm và vay vốn do Hội ND quản lý, trước khi cho vay, chúng tôi đã kết hợp với chính quyền bình xét đối tượng công khai, dân chủ. Chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo này nhận được sự đồng tình cao của người dân”.
Huyện Cờ Đỏ được thành phố phân bổ nguồn vốn chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo là 7 tỷ đồng. Trong đó, xã Thạnh Phú là nơi tổ chức đợt giải ngân đầu tiên cho 42 hộ, với số tiền hơn 1,6 tỷ đồng.
Ông Huỳnh Văn Thuận - Giám đốc Ngân hàng CSXH TP.Cần Thơ cho biết thêm:
“Thực tế cho thấy, trong số những hộ vừa thoát nghèo, thoát cận nghèo nếu không có vốn để tiếp tục sản xuất sẽ có nguy cơ tái nghèo, tái cận nghèo rất cao.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giúp những đối tượng trên tiếp tục được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng CSXH để có vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh…”.
Có thể bạn quan tâm

Làng Đại Bình trước kia có đến 80% người dân sinh sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm. Những bãi bồi dọc sông Thu Bồn chính là vựa dâu xanh tốt giúp làng dâu tằm Đại Bình, Hương Quế nổi tiếng một thời.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 7-2014 sản lượng khai thác thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 7.494 tấn, bằng 106,8% so với cùng kỳ và bằng 8,9% so với kế hoạch. Riêng hoạt động khai thác trên biển đạt 7.198 tấn, bằng 106,5% so với cùng kỳ và bằng 8,9% so với kế hoạch.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện nay trên địa bàn tỉnh sâu cuốn lá lứa 6 đang phát sinh và gây hại, sâu non tuổi 1 gây hại từ ngày 8 đến 13-8-2014, đợt 2 tập trung từ ngày 15 đến 18-8-2014 trên các trà lúa mùa sớm, chính vụ và rải rác cho tới 25-8-2014 trên trà lúa cấy muộn, khả năng trong những ngày tới, nếu không có biện pháp phòng trừ tích cực, quyết liệt thì sẽ xuất hiện đợt dịch sâu cuốn lá nhỏ trên diện rộng, ở nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là các huyện ven biển, thiệt hại do sâu gây ra sẽ là rất lớn, đặc biệt là trên diện tích trà lúa mùa muộn.

Nhằm bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) tận gốc, Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Thanh Kỳ (trên địa bàn xã Thanh Tân, huyện Như Thanh) đã giao khoán 5.482 ha rừng cho 651 hộ dân bảo vệ, chăm sóc và sản xuất theo mô hình trang trại tổng hợp, nông - lâm kết hợp chăn nuôi.

Riêng năm đầu tiên ngư dân được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc, phương thức và thủ tục cho vay thuận tiện, phù hợp. Đặc biệt, ngư dân chỉ phải trả lãi suất từ 1 - 3%/năm tùy thuộc vào chất liệu của vỏ tàu và tổng công suất máy chính đối với tàu đóng mới, nâng cấp.