Bắc Quang, Quyết Tâm Giành Thắng Lợi Vụ Xuân

Vụ Xuân năm nay, huyện Bắc Quang thực hiện gieo cấy trên 2.900 ha lúa. Đến nay, đã có 1.816,1 ha mạ đã được gieo để chuẩn bị cấy lúa Xuân. Đặc biệt, khi làm đất gieo mạ, người dân chú trọng công tác đầu tư thâm canh bằng cách bón lót phân chuồng, phân lân hoặc bón vôi cho những diện tích ruộng đã đến chu kỳ bón vôi cải tạo.
Đồng thời, 100% diện tích mạ đã gieo được che phủ bằng nilon, đảm bảo chống rét cho mạ trong suốt quátrình sinh trưởng và phát triển. Với thời tiết ấm áp của những tháng cuối năm 2014 và đầu Xuân mới, nhiều xã như: Quang Minh, Hùng An, Bằng Hành,... đã gieo mạ trước lịch thời vụ.
Do vậy, tại thời điểm này, các xã trên bắt đầu cấy lúa Xuân. Bên cạnh đó, từ ngày 15.1, nhiều nông hộ trên địa bàn huyện Bắc Quang tiến hành giải phóng đất để thực hiện kế hoạch trồng 1.544 ha ngô và 2.000 ha lạc Xuân...
Nhằm giúp sản xuất vụ Xuân đạt hiệu quả kinh tế cao, huyện Bắc Quang đã thực hiện chương trình cho vay có thu hồi, nhằm giúp các nông hộ đầu tư thâm canh, tăng năng suất cây trồng. Theo đó, tổng kinh phí ứng trước dự kiến lên đến 1,4 tỷ đồng, dành cho 13 xã đăng ký thực hiện.
Đến nay, các xã đã thương thảo, ký hợp đồng và cung ứng xong vật tư cho người dân với tổng lượng giống lúa đạt 2,534 tấn; 0,431 tấn ngô giống; 1,533 tấn lạc cùng 136,081 tấn phân bón các loại. Bên cạnh đó, nhiều mô hình khảo nghiệm giống cây trồng mới cũng được huyện triển khai thực hiện.
Mặt khác, phát huy tính hiệu quả về kinh tế từ cánh đồng thâm canh theo tiêu chí “5 cùng”, vụ Xuân này, 55 cánh đồng (với tổng diện tích 204,92 ha) của 22 xã. Đặc biệt, nhiều xã trọng điểm về sản xuất lúa như: Quang Minh, Vĩnh Phúc... duy trì thực hiện cánh đồng thâm canh cao gắn với dồn điền, đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng để đưa cơ giới hoá, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Qua đó, nhằm hạ giá thành trong sản xuất nông nghiệp (SXNN), tăng hiệu quả kinh tế/đơn vị diện tích đất canh tác và từng bước hiện đại hóa nông nghiệp”, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang, Đinh Văn Minh chia sẻ.
Để thực hiện thành công kế hoạch sản xuất vụ Xuân, ngành chuyên môn của huyện đã khuyến cáo người dân: Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng và lịch thời vụ của huyện để chủ động trong việc ngâm ủ, gieo mạ và cấy lúa trà Xuân chính vụ; cùng các biện pháp phòng chống rét cho mạ hay giữ ấm cho cây lúa.
Khi thời tiết nắng ấm, người dân nên thăm đồng ruộng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời sâu bệnh hại mạ như rầy nâu, đạo ôn. Đồng thời, các xã, thị trấn còn huy động người dân nạo vét, tu sửa kênh mương kết hợp quản lý nguồn nước và bảo dưỡng các máy bơm phục vụ chống hạn, đảm bảo mọi điều kiện thuận lợi về nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất vụ Xuân...
Song hành cùng những biện pháp hỗ trợ SXNN của huyện Bắc Quang chính là sự tích cực, chủ động của người nông dân trong sản xuất vụ Xuân, để tạo nên mùa vụ bội thu. Điều này cho thấy sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2015: “Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, phong trào phụ nữ đầu tư chăn nuôi bò phát triển khá mạnh ở thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường (Tây Sơn - Bình Định). Ngoài cây lúa thì lợi nhuận từ nuôi bò là nguồn thu chính của nhiều hộ dân ở đây để trang trải cuộc sống.

Trong khi nhiều thôn, xã vẫn đang loay hoay việc lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì để đem lại giá trị kinh tế cao nhất thì ở thôn Tân Bình 2, xã Bình Xa (Hàm Yên - Tuyên Quang), lâu nay con lợn đã được định hình là con làm giàu của người dân trong thôn. Chuyện nuôi lợn tưởng như ở đâu cũng thế, nhưng có nghe người chăn nuôi kể chuyện mới thấy cũng lắm công phu.

Cây hồ tiêu xuất hiện ở Chư Đăng Ya-xã đặc biệt khó khăn của huyện Chư Pah (Gia Lai) từ năm 2008 với quy mô nhỏ lẻ và chính thức phát triển mạnh từ năm 2012 đến nay.

Mới vào đầu vụ thu hoạch điều nhưng người trồng điều đã cảm thấy bất an khi giá cứ giảm mỗi ngày. Đầu vụ, mỗi kilôgam điều giá 27 ngàn đồng thì khoảng 10 ngày sau chỉ còn 24-25 ngàn đồng. Giá điều tiếp tục giảm khiến nông dân nhấp nhổm như ngồi trên lửa.

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn về việc cấp kinh phí bổ sung gần 10 tỷ đồng cho 5 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình và Tháp Mười nhằm hỗ trợ các khoản chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân có diện tích lúa đông xuân 2013-2014 bị dịch muỗi hành gây hại.