Bắc Ninh Triển Khai Mô Hình Nuôi Ghép Cá Chép Lai V1 Là Chính

Thực hiện chương trình Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh năm 2014, vừa qua Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Bắc Ninh đã triển khai mô hình nuôi ghép cá chép lai V1 là chính.
Mô hình được triển khai tại các huyện Tiên Du, Quế Võ, Gia Bình, Yên Phong, Lương Tài và Thuận Thành, với 7 hộ tham gia, tổng quy mô 3,5ha.
Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 80% giá giống với số tiền hỗ trợ là 8,4 triệu đồng/mô hình/0,5ha. Cá chép được thả ghép cùng 1 số loài cá khác (mè, trôi, trắm, rô phi...) với mật độ thả trung bình 2 con/m² trong đó cá chép lai V1 chiếm 50%. Cá chép giống thả với quy cỡ từ 80-100 con/kg. Dự kiến sau 8 tháng nuôi, cá chép lai V1 cho thu hoạch với tỷ lệ sống > 70%, khối lượng cá đạt trên 600g/con, năng suất ước đạt 8 tấn/ha.
Cá chép lai V1 là kết quả lai ghép 3 dòng: cá chép trắng Việt Nam, cá chép vẩy Hungari và cá chép vàng Indonesia. Với ưu thế vượt trội so với cá chép thường, cá chép lai V1 có tốc độ tăng trưởng nhanh, cỡ thương phẩm lớn, do đó cá chép lai V1 hiện đang thu hút nhiều hộ dân đầu tư nuôi. Vì vậy việc triển khai mô hình là điều kiện thuận lợi, giúp bà con phát triển nghề nuôi, mở ra hướng làm kinh tế mới, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
Có thể bạn quan tâm

Đúng như đánh giá ban đầu của các nhà máy đường, hiện giá thu mua mía nguyên liệu đang ở mức cao, bà con có nguồn lợi nhuận hấp dẫn;

Hiện nay giá sò huyết thương phẩm trên thị trường đang ở mức cao, nhiều hộ dân nuôi sò huyết xen canh trong vuông tôm ở huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau hết sức phấn khởi.

Thuốc thú y, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản là những loại vật tư quan trọng quyết định hiệu quả của vụ nuôi thủy sản.

Để tận dụng thế mạnh, phát triển ổn định bền vững ngành thuỷ sản, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung tại hai khu vực: Đảo Hoi với diện tích 200ha và Bản Sen 1.000ha, đây là hai khu vực nuôi nhuyễn thể lớn nhất của huyện.

Thu hoạch tỉa, tiến đến thu hoạch thủy sản đại trà đang được người dân triển khai nhằm tránh thiệt hại do bão, lũ.