Bắc Ninh Triển Khai Mô Hình Nuôi Ghép Cá Chép Lai V1 Là Chính

Thực hiện chương trình Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh năm 2014, vừa qua Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Bắc Ninh đã triển khai mô hình nuôi ghép cá chép lai V1 là chính.
Mô hình được triển khai tại các huyện Tiên Du, Quế Võ, Gia Bình, Yên Phong, Lương Tài và Thuận Thành, với 7 hộ tham gia, tổng quy mô 3,5ha.
Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 80% giá giống với số tiền hỗ trợ là 8,4 triệu đồng/mô hình/0,5ha. Cá chép được thả ghép cùng 1 số loài cá khác (mè, trôi, trắm, rô phi...) với mật độ thả trung bình 2 con/m² trong đó cá chép lai V1 chiếm 50%. Cá chép giống thả với quy cỡ từ 80-100 con/kg. Dự kiến sau 8 tháng nuôi, cá chép lai V1 cho thu hoạch với tỷ lệ sống > 70%, khối lượng cá đạt trên 600g/con, năng suất ước đạt 8 tấn/ha.
Cá chép lai V1 là kết quả lai ghép 3 dòng: cá chép trắng Việt Nam, cá chép vẩy Hungari và cá chép vàng Indonesia. Với ưu thế vượt trội so với cá chép thường, cá chép lai V1 có tốc độ tăng trưởng nhanh, cỡ thương phẩm lớn, do đó cá chép lai V1 hiện đang thu hút nhiều hộ dân đầu tư nuôi. Vì vậy việc triển khai mô hình là điều kiện thuận lợi, giúp bà con phát triển nghề nuôi, mở ra hướng làm kinh tế mới, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Ngân hàng NN-PTNT - Chi nhánh Cà Mau, tổng dư nợ ngân hàng đã đầu tư cho vay phục vụ phát triển NN-NT 15.069 tỷ đồng, chiếm trên 50% tổng dư nợ toàn tỉnh.

Đồng thời đây cũng sẽ là cơ sở rõ ràng cho việc hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể như chất lượng thực phẩm, kiểm soát vệ sinh trong SX và chế biến thực phẩm cũng như thương mại song phương ngày càng phát triển.

Theo VASEP, trong những tháng cuối năm nay, tình hình XK các mặt hàng thủy sản chủ lực đã có nhiều thuận lợi. Chẳng hạn, trong quý 3 vừa rồi, sau một thời gian dài liên tục sụt giảm, XK cá tra đã phục hồi trở lại khi tăng 6,6% so với cùng kỳ 2013. Nhờ đó, trong 9 tháng đầu năm nay, giá trị XK cá tra đã đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng nhẹ (0,2%) so với cùng kỳ năm ngoái.

Một số ý kiến cho rằng nên phân cấp thẩm quyền công bố dịch bệnh động vật cho Chủ tịch UBND huyện, xã nhằm đảm bảo tính linh hoạt trong phòng chống dịch bệnh bởi công tác chống dịch mà chờ đến hết “quy trình hành chính” để đến với Chủ tịch tỉnh là quá chậm, dịch có thể bùng phát nhanh gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi.

Những ngày này, về các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú tại xã Ninh Phú như: Hang Dơi, Tiên Du 1, Hội Phú Nam… đến đâu, chúng tôi cũng nghe nông dân than khi nói đến chuyện con tôm. Ông Võ Thanh Tuấn đến vùng Hang Dơi thuê khoảng 1ha để thả nuôi tôm thẻ chân trắng đã mấy năm nay.