Bạc Liêu XK thủy sản đạt kỷ lục

Giữ vững thị trường truyền thống, nâng cao được chất lượng sản phẩm chế biến, xử lý linh hoạt các biến động của thị trường…
Nên trong 9 tháng đầu năm, 25 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thủy sản của tỉnh Bạc Liêu đã chế biến và xuất khẩu được trên 36.000 tấn thủy sản các loại; trong đó tôm đông lạnh có 35.300 tấn, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là năm tỉnh Bạc Liêu có sản lượng thủy sản xuất khẩu nhiều nhất từ trước đến nay.
Với hơn 110.000 ha nuôi tôm, tuy vẫn còn hiện tượng tôm chết, nhưng nhờ được sự hỗ trợ kịp thời từ phía các cơ quan chức năng nên diện tích nuôi tôm trên địa bàn vẫn ổn định và cho năng suất khá với 142.500 tấn thủy sản đã thu hoạch trong 9 tháng;
Trong đó có hơn 64.500 tấn tôm, hoàn toàn đáp ứng nhu cầu chế biến xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều người dân ở huyện Châu Thành đã tự mày mò chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình, có hộ chuyển sang trồng chanh, nuôi cá lóc, trồng nhãn idor...

Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai lo lắng người chăn nuôi sẽ tìm cách nuôi heo vượt quá 100 kg để xuất sang Trung Quốc và một khi thị trường này ngừng mua người chăn nuôi sẽ khó bán được trên thị trường nội địa vì người tiêu dùng trong nước thích ăn thịt heo nhiều nạc hơn.

Hiện Việt Nam không nhập thanh long của Trung Quốc như một số thông tin xuất hiện gần đây, nên người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng loại trái cây này.

Từ đầu năm đến nay, hàng loạt hộ nuôi heo rừng lai tại nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định đang gặp lao đao do giá heo rừng giảm mạnh, đầu ra gặp khó khăn.

Hội thảo khoa học về dự án “Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý (CDĐL) Trà My cho sản phẩm quế” vừa được Sở KH-CN Quảng Nam phối hợp với Viện Thổ nhưỡng nông hóa Việt Nam tổ chức đã mở ra hướng phục hồi thương hiệu cho sản phẩm từng được mệnh danh là “cao sơn ngọc quế” một thời.