Bạc Liêu Thả Nuôi 16.099 Ha Tôm Thâm Canh, Bán Thâm Canh

Theo Sở NN&NTNN tỉnh Bạc Liêu, tính đến tháng 8, diện tích thả tôm thâm canh, bán thâm canh trên toàn tỉnh đạt 16.099 ha, bằng 100,61% so kế hoạch và 125,32% so cùng kỳ.
Trong tháng 8, bà con nông ngư dân mang tôm giống đến cơ quan chức năng xét nghiệm 1.916 mẫu tôm (giảm 1.151 mẫu so với tháng trước và tăng 593 mẫu so cùng kỳ) và 58 mẫu nước (giảm 15 mẫu so với tháng trước và tăng 07 mẫu so cùng kỳ).
Kết quả xét nghiệm có 631/1.341 mẫu nhiễm MBV (47,05% mẫu tôm nhiễm bệnh), 08/274 mẫu nhiễm đốm trắng (2,91% mẫu tôm nhiễm bệnh), 18/265 mẫu nhiễm đầu vàng (6,79% mẫu tôm nhiễm bệnh), số mẫu còn lại không nhiễm bệnh và 01/58 mẫu nước mẫu nhiễm khuẩn (1,72% mẫu nhiễm khuẩn).
Lượng tôm giống qua kiểm tra, kiểm dịch tôm giống trong tháng được 3.049,61 triệu con (tăng 626,57 triệu con so với tháng trước và tăng 277,59 triệu con so với cùng kỳ). Kiểm tra, kiểm dịch con giống sản xuất trong tỉnh 1.356,27 triệu con, nhập tỉnh 1.693,34 triệu con.
Với 101 xe trình trạm(giảm 07 xe so với tháng trước và tăng 39 xe so với cùng kỳ), cấp 2.608 giấy kiểm dịch (tăng 549 giấy so với tháng trước và tăng 197 giấy so với cùng kỳ) cho 1.366 lô hàng (tăng 316 lô hàng so với tháng trước và tăng 469 lô hàng so với cùng kỳ). Qua kiểm tra, kiểm dịch không phát hiện tôm bị nhiễm bệnh.
Về tình hình dịch bệnh, diện tích tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh trong tháng 8 bị thiệt hại trên 70% là 884 ha tôm (tăng 169 ha so tháng trước), lũy kế diện tích bị thiệt hại 3.380 ha (giảm 225 ha so cùng kỳ), chiếm 20,93% diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh; trong đó tôm sú thiệt hại 1.637 ha, thẻ chân trắng 1.743 ha (tỷ lệ tôm bị thiệt hại so với diện tích nuôi giảm 7,36% so cùng kỳ).
Có thể bạn quan tâm

Vốn là loại cây dễ trồng, đầu tư ít, thích hợp với nông dân ít vốn nên dù năm được, năm mất, cây sắn (mì) vẫn gắn bó với người dân Tây Nguyên như một cây xóa nghèo. Tuy nhiên trong 5 năm trở lại đây, diện tích trồng sắn tăng khá nhanh, đang phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng và phát triển thiếu bền vững.

Theo tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT), vụ xuân năm nay, toàn tỉnh Quảng Ninh trồng trên 3.000ha ngô tập trung chủ yếu tại các huyện, thị miền Đông như: Bình Liêu, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái…

Giá mía liên tục giảm trong nhiều năm, người thu mua thì ép cấp ép giá, cộng với những rủi ro về sâu bệnh, hạn hán… khiến đời sống của người trồng mía lâm vào cảnh lao đao.

Chúng tôi cùng đoàn cán bộ Hội Nông dân xã Tân Hòa (Đồng Phú - Bình Phước) tham quan tại trồng nấm linh chi tại Công ty TNHH linh chi Trường Thọ thuộc ấp 4, xã Tân Lập. Anh Nguyễn Chí Thành (28 tuổi), Giám đốc công ty cho biết: “Gia đình tôi trồng và nhân giống các loại nấm từ rất lâu rồi. Do tiếp cận với nghề trồng nấm từ nhỏ nên quá trình sinh trưởng, quy trình chăm sóc nấm tôi nắm rất rõ”.
Cây cà tím được trồng phổ biến tại huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), chỉ gần 2 tháng cho thu hoạch, thậm chí ăn gần cả năm.