Bạc Liêu Thả Nuôi 16.099 Ha Tôm Thâm Canh, Bán Thâm Canh

Theo Sở NN&NTNN tỉnh Bạc Liêu, tính đến tháng 8, diện tích thả tôm thâm canh, bán thâm canh trên toàn tỉnh đạt 16.099 ha, bằng 100,61% so kế hoạch và 125,32% so cùng kỳ.
Trong tháng 8, bà con nông ngư dân mang tôm giống đến cơ quan chức năng xét nghiệm 1.916 mẫu tôm (giảm 1.151 mẫu so với tháng trước và tăng 593 mẫu so cùng kỳ) và 58 mẫu nước (giảm 15 mẫu so với tháng trước và tăng 07 mẫu so cùng kỳ).
Kết quả xét nghiệm có 631/1.341 mẫu nhiễm MBV (47,05% mẫu tôm nhiễm bệnh), 08/274 mẫu nhiễm đốm trắng (2,91% mẫu tôm nhiễm bệnh), 18/265 mẫu nhiễm đầu vàng (6,79% mẫu tôm nhiễm bệnh), số mẫu còn lại không nhiễm bệnh và 01/58 mẫu nước mẫu nhiễm khuẩn (1,72% mẫu nhiễm khuẩn).
Lượng tôm giống qua kiểm tra, kiểm dịch tôm giống trong tháng được 3.049,61 triệu con (tăng 626,57 triệu con so với tháng trước và tăng 277,59 triệu con so với cùng kỳ). Kiểm tra, kiểm dịch con giống sản xuất trong tỉnh 1.356,27 triệu con, nhập tỉnh 1.693,34 triệu con.
Với 101 xe trình trạm(giảm 07 xe so với tháng trước và tăng 39 xe so với cùng kỳ), cấp 2.608 giấy kiểm dịch (tăng 549 giấy so với tháng trước và tăng 197 giấy so với cùng kỳ) cho 1.366 lô hàng (tăng 316 lô hàng so với tháng trước và tăng 469 lô hàng so với cùng kỳ). Qua kiểm tra, kiểm dịch không phát hiện tôm bị nhiễm bệnh.
Về tình hình dịch bệnh, diện tích tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh trong tháng 8 bị thiệt hại trên 70% là 884 ha tôm (tăng 169 ha so tháng trước), lũy kế diện tích bị thiệt hại 3.380 ha (giảm 225 ha so cùng kỳ), chiếm 20,93% diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh; trong đó tôm sú thiệt hại 1.637 ha, thẻ chân trắng 1.743 ha (tỷ lệ tôm bị thiệt hại so với diện tích nuôi giảm 7,36% so cùng kỳ).
Có thể bạn quan tâm

Anh Nguyễn Văn Tới, ấp Nam, đang chăm sóc 2 công rau cho biết, anh vừa mới thu hoạch được trên 1 tấn rau tía tô, bán với giá 11.000 đồng/kg. Trước đó, anh thu hoạch ngò gai cũng bán được giá cao. “Với giá này, người trồng rau đảm bảo có lời” - anh Tới phấn khởi nói.

Từ phong trào này, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất và có trên 60% số hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, kinh doanh tổng hợp. Các hội viên SXKD giỏi đã phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ những hộ có điều kiện kinh tế khó khăn.

Ngay sau khi nhà máy chế biến sơ ri được khởi công, chúng tôi đã tìm đến ông Nguyễn Văn Thông, người gắn bó cả đời với cây sơ ri Gò Công; đồng thời là Chủ nhiệm HTX Sơ ri Bình Ân (Gò Công Đông).

Phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, những năm qua, trên địa bàn huyện Mường Ảng đã xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi. Trong đó có ông Lường Văn Tụi ở bản Bua, xã Ẳng Tở phát triển kinh tế mô hình VAC. Hàng năm mô hình kinh tế của ông cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Với nhiều hoạt động thiết thực giúp hội viên nông dân vươn lên phát triển kinh tế, nổi bật là hoạt động ủy thác cho vay vốn, Hội Nông dân tỉnh đã trở thành “cầu nối” quan trọng đưa nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Từ đó góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.