Bạc Liêu: Sử Dụng Thảo Dược, Tôm Chết Hàng Loạt

Mấy ngày qua, hàng chục hộ nuôi tôm ở các huyện Hòa Bình, Đông Hải và TP. Bạc Liêu (Bạc Liêu) sử dụng thảo dược để diệt giáp xác, cá tạp trong ao thì phát hiện tôm đột ngột chết hàng loạt chỉ sau 1-2 ngày thả nuôi.
Anh Nguyễn Trường Hận, nông dân nuôi tôm ở xã Điền Hải, huyện Đông Hải, cho biết, để cải tạo vụ nuôi tôm mới anh ra đại lý mua thuốc về để diệt giáp xác trong ao. Đại lý giới thiệu mua loại thảo dược Uv-One của Cty Uv-Việt Nam, đây là loại thuốc mới được đưa ra thị trường. Anh nghĩ thảo dược tốt cho tôm, được ngành nông nghiệp khuyến cáo nên dùng nên mua về xử lý. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì 1 lít thảo dược dùng cho 1.000m³ nước. Sau 15 - 20 ngày người sử dụng được phép thả tôm giống để nuôi. Anh Hận đã thực hiện đúng theo khuyến cáo, sau 25 ngày mới mua tôm giống thả vào ao nuôi, tuy nhiên chỉ 1-2 ngày thả nuôi thì phát hiện tôm chết sạch không còn một con sống sót.
Tương tự, ông Võ Hồng Ngoãn, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu được Cty TNHH VIBO, địa chỉ 70/1 đường 11 - P. Bình Trưng Tây, Q.2, TP.HCM hướng dẫn sử dụng thảo dược EVIRO để diệt giáp xác. Ông Ngoãn chỉ sử dụng 1 ao nuôi tôm, sau hơn 25 ngày sử dụng thuốc để diệt giáp xác, ông Ngoãn mới mua tôm giống về thả nuôi nhưng mới thả được một ngày thì tôm chết hết. Do tôm nuôi chết hàng loạt, gây thiệt hại rất lớn đến sản xuất, người dân bức xúc gửi đơn cầu cứu đến các ngành chức năng.
Ngày 23/4, đại diện Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết đã chỉ đạo thành lập đoàn trực tiếp xuống lấy mẫu đưa đi phân tích tìm nguyên nhân tôm chết và khuyến cáo người nuôi tôm không sử dụng loại thảo dược trên để diệt giáp xác nữa. Cùng ngày, theo ông Cái Hoàng Bảo, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Đông Hải, huyện đã xác minh ban đầu và đã báo cáo gửi các ngành chức năng về hiện tượng tôm chết bất thường ở địa phương. Theo ông Bảo, trên địa bàn huyện Đông Hải có 11 hộ sử dụng thảo dược Uv-One để diệt giáp xác, với diện tích 25 ha, trong đó những hộ đã thả tôm nuôi đều thiệt hại trắng.
Theo bà con, thì loại thảo dược Uv-One được mua tại hai đại lý thuốc thú y thủy sản Minh Trang và Hùng Linh, thuộc ấp Diêm Điền, xã Điền Hải (H. Đông Hải). Ông Bảo cho biết thêm, từ phản ánh của người dân các đại lý đã báo cáo về Cty Uv-Việt Nam và đại diện công ty cho biết sẽ thu hồi thuốc thảo dược, hứa khắc phục thiệt hại cho bà con.
Trước đó, nông dân Trà Vinh cũng bị lao đao do sử dụng sản phẩm diệt giáp xác của Cty này.
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 22/6/2012, tại văn phòng Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) ở Tp HCM đã diễn ra cuộc họp báo về chương trình hội chợ triễn lãm thủy sản quốc tế Vietfish 2012

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên nền đất lúa, tạo ra cơ cấu sản xuất phù hợp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ nông dân, tỉnh Tiền Giang sẽ triển khai Dự án Phát triển mô hình cá + lúa trên nền đất ngập lũ.

Dự án Phát triển mô hình trồng cây sa nhân tím phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa tại cao nguyên Vân Hòa (huyện Sơn Hòa) do Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ Phú Yên thực hiện được triển khai từ giữa năm 2008 với 3 mô hình

Ông Quang là người tiên phong trong sản xuất kết hợp 1 vụ lúa - 1 vụ tôm ở huyện U Minh. Ông Quang cho biết, vụ nuôi tôm thứ hai sau chuyển dịch ông đã cấy thử 3 công lúa. Vụ này, do chưa có kinh nghiệm trong khâu rửa mặn nên lúa không sống được. Ông vẫn quyết tâm thực hiện cho kỳ được

Thực phẩm chuyển gen (GMF) là những thực phẩm được sinh ra hay chế biến từ các cơ thể chuyển gen (GMO- genetically modified organisms). Việc chuyển các gen có lợi vào cây trồng hay vật nuôi là một thành tựu vĩ đại của kỹ thuật di truyền (genetic engineering). GMF xuất hiện từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước với các cây thực phẩm như lúa mỳ, đậu tương, ngô, cà chua...