Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bạc Liêu Nghiên Cứu Thành Công Mô Hình Sản Xuất Nghêu Giống Và Nuôi Cá Sặc Rằn

Bạc Liêu Nghiên Cứu Thành Công Mô Hình Sản Xuất Nghêu Giống Và Nuôi Cá Sặc Rằn
Ngày đăng: 12/01/2015

Sở KH-CN vừa nghiệm thu 2 dự án khoa học gồm: Dự án xây dựng mô hình sản xuất nhân tạo nghêu giống ở tỉnh Bạc Liêu và Dự án sản xuất giống và nuôi cá sặc rằn trong ao đất và trong ruộng lúa kết hợp. Thành công mang lại từ các dự án trên mở ra cho nông dân cơ hội sản xuất nghêu giống và cá sặc rằn.

Dự án xây dựng mô hình sản xuất nhân tạo nghêu giống ở tỉnh Bạc Liêu của kỹ sư Long Văn Nghĩa cho thấy, trong tương lai Bạc Liêu có thể giải quyết được tình trạng thiếu nghêu giống. Qua quá trình nghiên cứu hơn 1 năm, kỹ sư Nghĩa đã cho nghêu sinh sản thành công bằng phương pháp sốc nhiệt dưới ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, trong dự án tác giả còn tiến hành so sánh đặc tính sinh sản của nghêu ở các tỉnh Bạc Liêu, Tiền Giang, Vũng Tàu.
Do sự chênh lệch thời gian sinh sản kết hợp với công nghệ sinh sản nghêu giống mới, nên trong tương lai người nuôi nghêu có thể có được nguồn cung cấp con giống quanh năm. Kỹ sư Nghĩa cho biết: “Không chỉ nhân giống thành công, chúng tôi còn tạo được công thức thức ăn cho quá trình nuôi vỗ nghêu giống. Điều này đồng nghĩa với việc người nuôi nghêu sẽ dễ thành công hơn do có được con giống tốt và nguồn thức ăn thay vì phó mặc cho thiên nhiên như trước đây”.
Còn Dự án sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá sặc rằn trong ao đất và trong ruộng lúa kết hợp ở huyện Vĩnh Lợi do PGS-TS Dương Nhựt Long thuộc Trường đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm cũng đã thực hiện thành công. Qua quá trình thực hiện cho thấy, nuôi cá sặc rằn kết hợp với trồng lúa Tài nguyên đã cho năng suất cao.
Ông Phạm Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở KH-CN, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu 2 dự án khoa học đánh giá: “Từ thành công các dự án mang lại, Bạc Liêu có thể chủ động trong việc sản xuất nhân tạo nghêu giống cũng như cho sinh sản cá sặc rằn để phục vụ sản xuất của nông dân. Về lâu dài, nông dân có thêm nhiều mô hình mới góp phần đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong tỉnh”.


Có thể bạn quan tâm

Vụ Thuốc Diệt Cỏ Diệt Luôn Khoai Mỡ: Thêm Nhiều Nạn Nhân Vụ Thuốc Diệt Cỏ Diệt Luôn Khoai Mỡ: Thêm Nhiều Nạn Nhân

Như NNVN vừa phản ánh ngày 26/3, nhiều hộ dân trồng khoai mỡ ở Thạnh Hoá, Long An đang lâm cảnh vô cùng điêu đứng vì sau khi phun thuốc trừ cỏ hiệu Misaron 80WP (do Hoa Binh Agrochem Corp - trụ sở tại Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Hà Nội cung ứng) làm khoai cháy lá và chết rụi. Hiện, PV NNVN tiếp tục ghi nhận thêm nhiều trường hợp khác lâm cảnh tương tự do cơ quan chức năng cung cấp.

28/03/2012
Bệnh Chổi Rồng Chưa Qua, Phấn Trắng Đã Đến Bệnh Chổi Rồng Chưa Qua, Phấn Trắng Đã Đến

Dịch chổi rồng chưa có dấu hiệu giảm bớt trên các vườn nhãn thì trong thời gian qua hơn 250 ha sapôchê (hồng xiêm) ở các địa phương khu vực ven sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang lại bị rệp phấn trắng gây hại nghiêm trọng

30/08/2011
Trồng Chà Là Trên Đất Mặn Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Trồng Chà Là Trên Đất Mặn Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới trồng thí nghiệm ở Cà Mau ba loại cây, trong đó có cây chà là ăn trái rất có hiệu quả.

11/06/2012
"Ế" Gần 5.000 Con Cá Sấu

Theo báo cáo từ Chi cục kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện nay toàn tỉnh còn gần 5.000 con cá sấu không có đầu ra, tình hình này khiến cho hàng trăm hộ nuôi cá sấu bị thiệt nặng về kinh tế. Trong khi đó cá sấu để lâu trong chuồng trại lâu chừng nào thiệt hại kinh tế lớn chừng ấy vì chi phí mua thức ăn cho cá sấu rất cao.

11/06/2012
Thủy Lợi Nuôi Tôm Thủy Lợi Nuôi Tôm

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khi đến thăm vùng nuôi tôm công nghiệp lớn nhất ĐBSCL ở tỉnh Sóc Trăng, hỏi “Người nuôi tôm cần gì ở Chính phủ?”. Tất cả những người nuôi tôm đều trả lời “thủy lợi”. Ông Nguyễn Hữu Chí, Phó chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng, nói cụ thể hơn, hệ thống thủy lợi quá khứ để lại chỉ phục vụ trồng lúa, chưa phục vụ nuôi tôm

03/09/2011