Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bắc Kạn Tập Trung Dập Dịch Lở Mồm Long Móng Trên Đàn Gia Súc

Bắc Kạn Tập Trung Dập Dịch Lở Mồm Long Móng Trên Đàn Gia Súc
Ngày đăng: 29/01/2015

Dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc vừa xảy ra tại huyện Ngân Sơn đúng vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán. Tỉnh Bắc Kạn đã chính thức công bố dịch, hiện nay ngành chức năng và các địa phương đang tập trung huy động mọi nguồn lực nhằm dập dịch và ngăn chặn sự lây lan.

Dịch lở mồm long móng type mới

Ngày 3.1.2015 gia đình ông Hứa Văn Đinh ở thôn Bản Mạch, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn phát hiện ra đàn gia súc gồm 6 con bò của gia đình có biểu hiện bất thường: sùi bọt mép, có vết loét ở phần lưỡi, miệng, kẽ móng chân, đi lại khó khăn. Sau đó dịch lở mồm long móng (LMLM) tiếp tục được phát hiện ở các thôn Đông Chót, Cốc Lải, xã Bằng Vân; Quan Làng, xã Đức Vân và Bản Súng, xã Vân Tùng. Ngay sau khi nhận được tin báo cán bộ thú y đã đến kiểm tra lấy mẫu bệnh phẩm, gửi chuẩn đoán xét nghiệm, kết quả dương tính với vi rút LMLM type A.
Tính đến 27.1 dịch LMLM trên đàn gia súc đã xảy ra ở 16 hộ của 05 thôn các xã Vân Tùng, Bằng Vân, Đức Vân và thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn làm cho 44 con gia súc mắc bệnh gồm 20 con trâu và 24 con bò. Bằng Vân là xã có số lượng gia súc mắc bệnh nhiều nhất 24 con.
Với các biện pháp cách ly con gia súc ốm để điều trị: lấy nước chua, chát rửa vết loét kết hợp tiêm kháng sinh chống viêm nhiễm và các thuốc trợ sức, trợ lực, chăm sóc nuôi dưỡng tích cực đến nay trong tổng số 44 con mắc bệnh 18 con đã điều trị khỏi; 26 con vẫn đang tiếp tục theo dõi điều trị.
Theo lãnh đạo Chi cục Thú y tỉnh thì dịch LMLM xảy ra trên đàn gia súc tại huyện Ngân Sơn hiện nay thuộc type A. Đây là chủng mới xảy ra lần thứ 2 trên địa bàn tỉnh ta. Chủng này xảy ra lần thứ nhất hồi năm ngoái tại Ba Bể và Pác Nặm khiến 238 con mắc bệnh. Dịch LMLM xuất hiện ở tỉnh ta từ những năm 2000 nhưng chủ yếu là type O. Chính vì thế công tác tiêm phòng ở tỉnh ta từ trước đến nay đối với đàn gia súc chủ yếu sử dụng vắc xin LMLM type O.
Cũng theo lãnh đạo Chi cục Thú y tỉnh thì trong tổng số 44 con trâu, bò mắc bệnh lần này thì có 32 con được tiêm phòng vắc xin LMLM nhưng là type O. Đối với bệnh LMLM có tới 7 type vi rút: A, O, C, Asia1, SAT1, SAT2, SAT3 với hơn 60 phân type.
Bệnh LMLM lây lan qua tiếp xúc giữa động vật khỏe với động vật, sản phẩm động vật và thức ăn, nước uống, chất thải, dụng cụ, phương tiện vận chuyển có mầm bệnh, lây lan qua đường hô hấp. Bệnh lan từ vùng này sang vùng khác, lây từ nước này sang nước khác qua đường biên giới qua đường vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ở dạng tươi sống.
Tập trung các biện pháp chống dịch
Khoanh vùng ổ dịch không vận chuyển gia súc ra, vào vùng có dịch, tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát việc buôn bán vận chuyển gia súc và các sản phẩm gia súc là biện pháp được các ngành chức năng và địa phương triển khai thực hiện ngay sau khi dịch LMLM xảy ra.
Tiếp đó là phun thuốc khử trùng tiêu độc 1-2 lần/ngày sau khi vệ sinh quét dọn sạch sẽ. Công tác tiêm phòng được triển khai cấp tốc từ ngày 26.1 đến 5.2 nhằm bao vây ổ dịch. Hiện nay 15.000 liều vắc xin LMLM type A được chuẩn bị cho tiêm phòng đợt 1 toàn tỉnh trong tháng 3, 4/2015 đã được linh hoạt chuyển sang tiêm ngay trong đợt xảy ra dịch này. Nguyên nhân ban đầu được nhận định dịch do lây lan từ việc vận chuyển gia súc qua tỉnh lên biên giới nên nguy cơ có thể tiếp tục xảy ra đối với các xã dọc quốc lộ 3.
Việc tiêm phòng do đó trước mắt tập trung cho các xã dọc quốc lộ 3 gồm Chợ Mới, Bạch Thông và Ngân Sơn. Tiêm phòng theo biện pháp cuốn chiếu, nhà nước sẽ hỗ trợ vắc xin và công tiêm cho các gia súc của các hộ dân trong diện được tiêm trong đợt này.
Công tác tiêm phòng trên đàn gia súc của toàn tỉnh trong năm qua đã có chuyển biến tích cực. Năm 2014 đã có 91.375 con gia súc được tiêm vắc xin LMLM type O, đạt 99% kế hoạch. Việc chuyển biến trong công tác tiêm phòng có ý nghĩa tích cực trong bảo vệ đàn gia súc.
Tuy nhiên diễn biến của các chủng dịch bệnh hiện nay rất phức tạp, khó lường, chính vì vậy người dân phải phối hợp hơn nữa trong công tác tiêm phòng, tuân thủ các quy định như thông báo kịp thời khi dịch xảy ra để khống chế khi còn ở diện hẹp. Ngành chức năng cần kiên quyết xử lý nhanh gọn, đúng quy trình kỹ thuật, như vậy mới hạn chế được dịch và dập tắt dịch nhanh chóng, hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Phát huy tiềm năng vườn cây ăn quả ở Gò Công Tây Phát huy tiềm năng vườn cây ăn quả ở Gò Công Tây

Hiện nay, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang đã mở rộng diện tích vườn trồng cây ăn quả các loại lên gần 3.000 ha trong đó chủ lực là cây dừa với diện tích khoảng 2.400 ha, còn lại là các loại cấy ăn quả có giá trị khác như: thanh long, cây có múi…

29/10/2015
Luân canh dưa hấu trên nền đất lúa cho hiệu quả khá tốt Luân canh dưa hấu trên nền đất lúa cho hiệu quả khá tốt

Từ đầu năm đến nay, Trạm Khuyến nông Mang Thít (Vĩnh Long) đã chuyển giao kỹ thuật cho nông dân thực hiện khoảng 8ha mô hình luân canh dưa hấu trên nền đất lúa, lợi nhuận cao hơn từ 2 - 3 lần trồng lúa.

29/10/2015
Giảm diện tích nhiễm đốm nâu trên cây thanh long Giảm diện tích nhiễm đốm nâu trên cây thanh long

Trước diễn biến phức tạp của bệnh đốm nâu trên thanh long, thời gian qua các địa phương đã tiếp tục triển khai công tác phòng, chống bệnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Thuận.

29/10/2015
Từ đầu tháng 10/2015 giá dừa khô tăng trở lại Từ đầu tháng 10/2015 giá dừa khô tăng trở lại

Qua tìm hiểu của chúng tôi, đầu năm 2015, giá dừa khô bình quân từ 60.000 - 65.000 đồng/chục (12 trái), nhưng đến tháng 7, 8 và 9 giảm chỉ còn 40.000 đồng/chục; thời điểm tháng 9/2015, chỉ còn 35.000 đồng chục.

29/10/2015
Trồng thanh long trên đất đồi rừng Trồng thanh long trên đất đồi rừng

Vài năm trở lại đây, cây thanh long ruột đỏ tình cờ được một người dân mang về trồng tại làng Đồng Núi, xã Vân Trục, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) và nhanh chóng trở thành cây xóa đói, làm giàu trên mảnh đất này.

29/10/2015