Bắc Kạn Khống Chế Dịch Bệnh Lở Mồm Long Móng

Chi cục trưởng Thú y Bắc Kạn Hoàng Việt Thường cho biết, 15 ngày qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn không có gia súc mắc bệnh, dịch bệnh lở mồm long móng đã được khống chế.
Dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) xuất hiện trên địa bàn huyện Pác Nặm từ ngày 14/8/2013, sau đó lan ra các huyện Ba Bể và Chợ Đồn (Bắc Kạn) làm 187 con trâu, bò mắc bệnh, có 2 con chết. Đến nay, có 128 con gia súc đã chữa khỏi triệu chứng lâm sàng, số còn lại đang được điều trị, theo dõi.
Từ ngày 23/9 đến nay không có con gia súc nào bị mắc bệnh. Toàn bộ 11.422 con trâu bò ở vùng có ổ dịch, vùng đệm, vùng uy hiếp đã được tiêm phòng vaccine LMLM.
Bắc Kạn vẫn duy trì việc nghiêm cấm vận chuyển gia súc ra, vào vùng có dịch ở các huyện Ba Bể, Pác Nặm và Chợ Đồn.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ thú y ở các xã tiếp tục giám sát dịch bệnh, không cho vận chuyển gia súc ra, vào vùng đã có dịch, chưa mở lại chợ gia súc ở Nghiên Loan cho đến khi con gia súc cuối cùng mắc bệnh qua 21 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tiền Giang vô cùng phấn khởi do giá cá nằm ở mức 41.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với tuần trước. Với giá này, họ có thể lãi trên 50 triệu đồng mỗi bè khi thu hoạch.

Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học và Kĩ Thuật Di Truyền Quốc Gia Thái Lan (Biotec) tin rằng hội chứng tôm chết sớm (EMS), nguyên nhân của sự sụt giảm nguồn cung cấp tôm gần đây của Thái Lan, sẽ giảm trong năm nay, theo báo cáo của Bangkok Post

Ngày 4.6, ông Trần Hữu Phước - cán bộ khuyến ngư xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), cho biết: Dịch bệnh phát sinh trên vùng nuôi ốc hương thương phẩm tập trung ở xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn khiến hơn 200 vạn con trong số 300 vạn con ốc hương do ngư dân vừa thả nuôi đã chết.

Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, đến nay, nông dân các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn đã sử dụng trên 1.915 ha mặt nước để nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú theo hình thức thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Điều đáng lo ngại là tình hình dịch bệnh tôm diễn biến khá phức tạp, hiện có 31,5 ha mặt nước nuôi tôm tại huyện Phù Mỹ, Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Nhơn đã bị dịch bệnh do virút đốm trắng và bệnh do môi trường gây hại. Đáng lo ngại là có một số vùng nuôi tôm đã xuất hiện hội chứng tôm chết sớm khiến cho người nuôi tôm lo lắng. Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền các địa phương khoanh vùng để xử lý dịch bệnh, nhằm khống chế và hạn chế dịch bệnh lây lan, đồng thời hướng dẫn người nuôi tôm áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ tôm nuôi.

Tỉnh Tiền Giang đang thực hiện thí điểm mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, không tắm cho lợn suốt quá trình nuôi, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.