Bắc Kạn Khống Chế Dịch Bệnh Lở Mồm Long Móng

Chi cục trưởng Thú y Bắc Kạn Hoàng Việt Thường cho biết, 15 ngày qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn không có gia súc mắc bệnh, dịch bệnh lở mồm long móng đã được khống chế.
Dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) xuất hiện trên địa bàn huyện Pác Nặm từ ngày 14/8/2013, sau đó lan ra các huyện Ba Bể và Chợ Đồn (Bắc Kạn) làm 187 con trâu, bò mắc bệnh, có 2 con chết. Đến nay, có 128 con gia súc đã chữa khỏi triệu chứng lâm sàng, số còn lại đang được điều trị, theo dõi.
Từ ngày 23/9 đến nay không có con gia súc nào bị mắc bệnh. Toàn bộ 11.422 con trâu bò ở vùng có ổ dịch, vùng đệm, vùng uy hiếp đã được tiêm phòng vaccine LMLM.
Bắc Kạn vẫn duy trì việc nghiêm cấm vận chuyển gia súc ra, vào vùng có dịch ở các huyện Ba Bể, Pác Nặm và Chợ Đồn.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ thú y ở các xã tiếp tục giám sát dịch bệnh, không cho vận chuyển gia súc ra, vào vùng đã có dịch, chưa mở lại chợ gia súc ở Nghiên Loan cho đến khi con gia súc cuối cùng mắc bệnh qua 21 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, sản xuất lúa, gạo đang phải đối mặt với nhiều thách thức như tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; thị trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đất sản xuất lúa bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và việc chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác…

Nhằm giúp người dân ấp Tân Phước, xã Tân Bình, TP.Tây Ninh chuyển đổi cây trồng trên vùng đất lúa kém hiệu quả, cách đây 3 năm, Hội Nông dân xã Tân Bình và Trạm BVTV TP.Tây Ninh đã chuyển một phần diện tích đất canh tác sang trồng kèo nèo, một loại thực vật phù hợp với đất sình lầy, bùn ẩm, có sức sống mạnh. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là thị trường tiêu thụ kèo nèo đang rất bấp bênh...

Những con ruốc nhỏ bằng cây kim sau khi được đánh bắt từ biển được nhuộm màu đỏ gạch au trước khi đưa ra thị trường, trong đó đối tượng tiêu thụ có cả nhà máy SX mì tôm.

Đó là việc hàng trăm hộ dân của xã An Lạc thuộc huyện Sơn Động (Bắc Giang) đồng loạt tàn phá những cánh rừng ở sườn Tây của dãy Yên Tử, là khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó huyện Sơn Động có hơn 10.000 ha rừng thuộc diện bảo vệ nghiêm ngặt, 7.000 ha rừng đặc dụng cực kỳ quan trọng. Mà mục đích của việc phá rừng này là để… trồng keo.

Ngoài yếu tố tôm nuôi chết sớm do bệnh gan tuỵ cấp thì thức ăn là một nguyên nhân gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công như mong đợi. Do đó, việc quản lý thức ăn phải được người nuôi đặt lên hàng đầu, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay.