Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bắc Hà Trồng Thử Nghiệm Thành Công Giống Lê Đài Loan

Bắc Hà Trồng Thử Nghiệm Thành Công Giống Lê Đài Loan
Ngày đăng: 17/07/2012

Cây lê Tai nung Đài Loan là một trong những cây ăn quả được huyện đưa vào trồng khảo nghiệm trong 6 năm qua, đến nay đã cho những kết quả tích cực. Những thành công đó mở ra hướng phát triển cây ăn quả mới trên đất vùng cao Bắc Hà.

Từ tháng 8/2002, giống lê Tai nung Đài Loan được đưa về Trại rau quả Bắc Hà trồng thử nghiệm 13 cây ghép trên gốc cây mắc coọc 2 năm tuổi. Sau 6 năm trồng thử nghiệm kết quả cho thấy cây lê Tai nung phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu Bắc Hà, sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao, ít sâu bệnh, trọng lượng quả trung bình từ 400- 500g, chất lượng quả tốt, thơm ngon, ngọt mát. So với các loại cây ăn quả khác ở Bắc Hà, cây lê Tai nung Đài Loan cho giá trị kinh tế cao hơn hẳn.

Để tìm hiểu kỹ hơn về giống cây ăn quả mới này, chúng tôi đến thăm Trại rau quả Bắc Hà vào những ngày cuối tháng 6, khi những quả lê đang chuẩn bị cho thu hoạch. Anh Đặng Hồng Quân - Trại trưởng Trại rau quả Bắc Hà, cho biết: Cây lê Tai nung Đài Loan là cây ưa khí hậu lạnh, phát triển tốt ở độ cao 750m trở lên nên phù hợp trồng trên đất Bắc Hà. Hơn nữa cây lại được ghép trên cây mắc coọc bản địa nên khả năng thích nghi về điều kiện tự nhiên của vùng rất tốt. Lê Tai nung còn có ưu điểm ra hoa muộn hơn cây đào và mận, vì thế tránh được thời điểm rét đậm trong tết, thời gian thu hoạch vào tháng 7 sau khi thu hoạch đào và mận Bắc Hà, và chín trước lê địa phương 15 ngày.

Hiện nay Trại rau quả Bắc Hà có trên 800 cây mẹ đang được đội ngũ cán bộ, công nhân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và theo dõi sát sao quá trình sinh trưởng phát triển của cây, tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu cơ bản về kỹ thuật canh tác. Đồng thời Trại tiếp tục chăm sóc 3 vạn gốc ghép để đến thời vụ nhân giống. Có thể nói mô hình cây lê Tai nung đang dần khẳng định được tính ưu việt.

Tuy vậy, đây mới chỉ là mô hình trồng thử nghiệm. Để cây trồng mới này trở thành một trong những cây thế mạnh và phát triển thành vùng chuyên canh hàng hoá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công tác đầu tư chăm sóc theo quy trình kỹ thuật của người dân, việc quy hoạch và sử dụng quỹ đất trồng hợp lý, vấn đề theo dõi tình hình sâu bệnh, diễn biến bất thường của thời tiết… tất cả đang được tỉnh và huyện đặc biệt quan tâm. Trước mắt chọn hộ sản xuất giỏi trồng mỗi hộ từ 1 – 2 ha thành những vùng tập trung, đặc biệt chú ý công tác chăm sóc, bảo quản ngay từ những ngày đầu… Có như vậy, mô hình cây ăn quả này mới trở nên thiết thực, tiến tới xoá đói làm giàu cho người dân vùng cao Bắc Hà.


Có thể bạn quan tâm

Vươn lên từ nghề chăn nuôi heo Vươn lên từ nghề chăn nuôi heo

Ra riêng với 2 công ruộng trồng lúa của cha mẹ cho vào năm 1990, cuộc sống gia đình mới Nguyễn Nghĩa Dũng (ấp Nam, xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) rất khó khăn. Với bản tính ham mê chăn nuôi nhưng lại không có vốn, vợ chồng anh Dũng đã phải xin và được cha mẹ đồng ý cho bán đồ cưới để mua một con heo nái về nuôi.

01/09/2015
Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học

Nhằm khuyến khích bà con nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định và bền vững, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học tại xã Mỹ Bằng (Yên Sơn). Đến nay bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

01/09/2015
Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi

Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ khoa học vào chăn nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nhưng với một phần nhỏ, chủ yếu là ngô, cám gạo cho nên chưa khai thác hết tiềm năng tăng trọng của bò khi đưa vào vỗ béo. Hơn nữa, thời gian nuôi còn kéo dài nên hiệu quả chưa cao.

01/09/2015
Khơi dậy tiềm năng kinh tế của đất giồng cát Khơi dậy tiềm năng kinh tế của đất giồng cát

Tiểu Cần (Trà Vinh) là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là cây lúa, với diện tích đất tự nhiên trên 22.000ha, trong đó đất nông nghiệp có hơn 19.000ha, riêng đất trồng lúa trên 13.400ha. Ngoài ra trên địa bàn còn có một số diện tích đất giồng cát tập trung ở các xã Hiếu Tử, Hiếu Trung, Phú Cần và Long Thới. Nhân dân sinh sống trên đất giồng cát theo tập quán lâu đời thường tr

01/09/2015
Cây trồng biến đổi gen cần sớm được triển khai trên diện rộng Cây trồng biến đổi gen cần sớm được triển khai trên diện rộng

Bà con nông dân đánh giá cao cây trồng biến đổi gen nhờ những đặc tính vượt trội do đó cần sớm được triển khai rộng rãi.

01/09/2015