Bắc Giang thu hơn 4.000 tỷ đồng từ vải thiều

Năm nay là năm đầu tiên tiêu thụ nội địa vải thiều cao hơn xuất khẩu. Tổng sản lượng vải thiều đạt 190.000 tấn quả tươi với giá bán bình quân khoảng 15.000 đồng/kg. Điều này chứng tỏ, sức tiêu thụ vải thiều trong nước còn rất lớn.
Bắc Giang đã và đang chú trọng, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa trong những vụ tới. Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất, chiếm 94% tổng lượng xuất khẩu. Lượng vải thiều xuất khẩu vào Mỹ, Australia còn khiêm tốn do đối tác đồng ý mở cửa thị trường cho vải thiều Việt Nam quá sát thời gian thu hoạch.
Vải thiều tươi Bắc Giang hiện đã được tiêu thụ hết, lượng vải thiều sấy khô và chế biến sẽ được tiêu thụ từ nay đến hết tháng 4 năm sau.
Có thể bạn quan tâm

Để lập thành tích chào mừng kỷ niệm 85 năm truyền thống ngành cao su vào ngày 28/10 sắp tới, nhiều công ty và công đoàn cao su đã thưởng “nóng” cho những tập thể, công nhân hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2014.

Giá mía năm nay tiếp tục giảm khiến bà con trồng mía trong vùng quy hoạch tập trung tại các xã Trí Lực, Trí Phải, Biển Bạch của huyện Thới Bình (Cà Mau) thua lỗ...

Hậu Giang là tỉnh có vùng mía nguyên liệu lớn nhất ĐBSCL với 12.600 ha. Trong đó, tập trung chủ yếu ở huyện Phụng Hiệp, hơn 8.300 ha và đây cũng là địa phương có diện tích mía đang bị nước lũ đe dọa nhiều nhất do nền ruộng trũng, thấp.

Cây bí xanh đã được các hộ dân ở huyện Thạch Thành trồng từ nhiều năm nay và cho hiệu quả kinh tế cao. Đến thăm ruộng bí nhà anh Lê Văn Tám, ở thôn Hợp, xã Thành Hưng đang kỳ thu hoạch, anh cho biết: Vụ thu – đông năm nay gia đình anh trồng 4 sào trên đất màu.

Theo Vicofa, nguyên nhân là mỗi vụ cà phê chỉ thu hoạch trong khoảng hai tháng nên nông dân có xu hướng bán cà phê ngay sau khi thu hoạch để trang trải chi phí. Nếu đề nghị tạm trữ cà phê được chấp thuận sẽ hạn chế được việc nông dân bán ra nhiều khiến giá giảm.