Bắc Giang thu hơn 4.000 tỷ đồng từ vải thiều

Năm nay là năm đầu tiên tiêu thụ nội địa vải thiều cao hơn xuất khẩu. Tổng sản lượng vải thiều đạt 190.000 tấn quả tươi với giá bán bình quân khoảng 15.000 đồng/kg. Điều này chứng tỏ, sức tiêu thụ vải thiều trong nước còn rất lớn.
Bắc Giang đã và đang chú trọng, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa trong những vụ tới. Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất, chiếm 94% tổng lượng xuất khẩu. Lượng vải thiều xuất khẩu vào Mỹ, Australia còn khiêm tốn do đối tác đồng ý mở cửa thị trường cho vải thiều Việt Nam quá sát thời gian thu hoạch.
Vải thiều tươi Bắc Giang hiện đã được tiêu thụ hết, lượng vải thiều sấy khô và chế biến sẽ được tiêu thụ từ nay đến hết tháng 4 năm sau.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi cá trê vàng lai phát triển gần 2 năm ở xã Tân Phú, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đã giúp không ít hộ dân thoát nghèo và làm giàu. Mô hình này hiện đang thu hút sự quan tâm của nhiều hộ dân trong huyện. Toàn xã Tân Phú có 6 hộ nuôi với diện tích gần 10.000m2, tập trung nhiều ở ấp Tân Thuận B và ấp Tân Thuận.

Theo Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC), hơn 20 thẩm định viên đã được đào tạo để đánh giá trại nuôi theo tiêu chuẩn ASC dành cho cá tra trong đợt Đào tạo Thẩm định viên Cá tra lần thứ hai được tổ chức tại Việt Nam

Trong mấy năm gần đây, nhất là 6 tháng đầu năm nay ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, giá đầu vào liên tục tăng còn đầu ra thì bấp bênh, giá giảm...

Đến thời điểm này, nông dân trong huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đã thu hoạch được gần 12.500ha lúa Thu đông, năng suất trung bình đạt 4,5 tấn/ha.

Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn (RAT) ấp Đai Tèn, xã Lương Hòa A, huyện Châu Thành (Trà Vinh) thành lập năm 2010, có 56 thành viên tham gia, trên diện tích 12,5ha. THT chuyên canh tác các loại rau màu như: khổ qua, dưa leo, bầu, bí, ớt chỉ thiên… hàng năm đem về lợi nhuận cho các thành viên khoảng 200 triệu đồng/ha, từ đó đời sống kinh tế của các thành viên ngày càng ổn định.