Bắc Giang thắng vụ vải thiều 2015

Theo Cổng TTĐT tỉnh Bắc Giang, sản lượng vải thiều năm nay của cả tỉnh ước đạt 187.700 tấn (tương đương năm 2014). Lượng vải tập trung các huyện: Lục Ngạn, Tân Yên, Yên Thế, Lục Nam…
Tiêu thụ thuận lợi
Nhìn chung, công tác tiêu thụ vải thiều năm nay trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi, giá bán ổn định và cao hơn so với các năm trước. Năm nay, người trồng vải không phải chịu cảnh bị thương nhân thu mua ép cân, ép giá. Việc xuất khẩu vải thiều khá thuận lợi, nhanh chóng. Các sản phẩm phụ trợ như đá, thùng xốp có nguồn cung ứng dồi dào, giá cả ổn định hơn những mùa trước.
Lượng vải tươi của Bắc Giang tiêu thụ trên thị trường nội địa khoảng 100.000 tấn, trong đó, thị trường phía Nam tiêu thụ khoảng 60.000 tấn, chiếm 60% tổng sản lượng tiêu thụ nội địa.
Thị trường xuất khẩu vải thiều tươi chủ yếu vẫn là thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, tổng cộng ước đạt 67.000 tấn.
Ngoài thị trường Trung Quốc, năm nay Bắc Giang xuất khẩu vải sang thị trường các nước khác như Mỹ (2,4 tấn), Pháp (2,1 tấn), Malaysia (75 tấn), Lào (13 tấn), Australia và Anh (khoảng 50 tấn). Giá vải tươi xuất khẩu dao động từ 17.000 - 21.000 đồng/kg.
Các “nhà” vào cuộc
Một trong những thuận lợi của mùa vải năm nay là nhiều “nhà” cùng vào cuộc đưa quả vải ra thị trường.
Theo đó, nhà nông, nhà khoa học đã ứng dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) và thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP) cho cây vải thiều. Điều này làm chất lượng quả tăng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm.
Nhà nước (Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNN, các địa phương) và doanh nghiệp chủ động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, bảo đảm các điều kiện cần thiết để việc mua, bán vải thiều thuận lợi. Nhiều siêu thị lớn như BigC, Co.opmart… tổ chức chương trình khuyến mãi hỗ trợ tiêu thụ vải thiều. Vietnam Airline chọn vải thiều làm món tráng miệng cho thực khách trên hơn 1.000 chuyến bay.
Các nhà báo cũng vào cuộc rất tích cực thông tin về quả vải Bắc Giang, nhất là các chuyến hàng xuất ngoại. Việc quảng bá của báo chí cũng giúp cho hình ảnh quả vải vươn xa.
Thành công của mùa vải năm nay sẽ giúp Bắc Giang tổ chức tốt mùa vụ năm tới.
Có thể bạn quan tâm

Hội Nông dân huyện Tủa Chùa có 12 cơ sở hội, 138 chi hội với gần 7.000 hội viên. Trong đó, số lượng hội viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn chiếm 54% tổng số hội viên. Xác định việc giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng góp phần giúp hội viên ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.

Theo UBND huyện Long Thành, ngoại trừ An Phước được công nhận là xã nông thôn mới từ đầu năm 2014, đến thời điểm hiện tại, huyện có thêm 3 xã: Long An, Long Đức, Long Phước cũng đã hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng thẩm định tỉnh họp xét công nhận xã nông thôn mới và 9 xã còn lại cũng đạt từ 13 đến 18 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng nhưng ông Bảy Quang đã phất lên nhờ trồng được cây nhãn ở vùng đất sỏi đá Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc). “Cơ ngơi” sau 15 năm gắn bó với vùng đất sỏi đá của ông là 4 hécta nhãn tiêu da bò cùng nhiều giống cây ăn trái đặc sản, như: bưởi da xanh, quýt đường, cam sành…

Đầu năm 2009, với việc đầu tư gần 50 triệu đồng xây dựng chuồng trại thả nuôi 150 thỏ con, do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi nên thỏ bị dịch bệnh, việc chăn nuôi thất bại”. Không từ bỏ quyết tâm, cuối năm 2009, anh quyết định chuyển sang đầu tư nuôi rắn ri cá, ri voi cho kết quả khả quan.

Huyện Châu Thành có thế mạnh vườn cây ăn trái, với diện tích hơn 9.000ha. Trong đó, bưởi Năm Roi chiếm gần 20%, với hơn 1.705ha. Nhưng 3 năm trở lại đây, diện tích và sản lượng bưởi ở Châu Thành có xu hướng giảm do vườn bưởi bị lão hóa, ảnh hưởng thời tiết làm phát sinh mầm bệnh.