Bắc Bình Được Mùa, Được Giá Và Cảnh Báo

Nắng nhiều cộng thêm có nước giúp cây trồng ở Bắc Bình phát triển ở thế tốt nhất có thể nhưng cũng đồng thời góp phần quyết định việc thiếu nước, khi nguồn nước ở các hồ thủy lợi đều tùy thuộc vào tình hình phát điện của thủy điện Đại Ninh...
Được 2 trúng
Những ngày qua, một số vùng đồng ở Bắc Bình đã cho thu hoạch lúa đông xuân, tính ra chỉ khoảng 5% so với tổng diện tích 9.000 ha lúa vụ này trên địa bàn huyện. Năng suất đạt từ 8 - 8,5 tấn/ha, bước mở màn mùa vụ đã thấy cao hơn cùng thời điểm năm trước từ 1 - 2,5 tấn/ha và cũng báo hiệu những diện tích khác sẽ đạt năng suất tương tự, có khi còn cao hơn. Nhiều lão nông khẳng định như thế, vì qua tết đến giờ, trời nắng lớn, nước không thiếu.
Cộng thêm nông dân năng chăm sóc, phát hiện và khắc phục sâu bệnh sớm, cùng giá lúa tăng dần từ trước tết đến nay. Hiện lúa đang có giá 7.400 đồng/kg, tăng 20% so với giá lúa cùng thời điểm năm trước nên quy ra, 1 ha lúa thu về khoảng 60 triệu đồng, trừ chi phí có lãi hơn vụ đông xuân trước.
Không chỉ thế, nhờ kéo dài các tuyến kênh tận dụng nước từ hồ PoPo, hồ Năm Heo nên vụ này nhiều nông dân ở Bình An, Phan Hòa, Phan Thanh... đã khai hoang sản xuất thêm khoảng 700 ha. Vì vậy, vụ lúa đông xuân này, nông dân Bắc Bình khấp khởi chuyện bội thu.
Trong khi đó, những nhà vườn trồng thanh long ở đây đã và đang trúng vụ thanh long chong đèn. Với giá 28.000 – 30.000 đồng/kg, nhiều nhà vườn thu về con số vài trăm triệu đồng, một mức thu phổ biến ở Bắc Bình. Vì mới phát triển thanh long rộ 2 - 3 năm nay nên các nhà vườn Bắc Bình cũng không có cơ hội so sánh rõ mùa chong đèn này thu đạt nhiều hay ít so với trước như các vùng khác.
Tuy nhiên, bây giờ ở đây, chưa có cây trồng nào được trồng rầm rộ như cây thanh long. Cùng với những kênh mương được nối dài, nước về giúp nhiều vùng đất hoang được đưa vào trồng lúa, các vùng đất khác, dân tính toán trồng thanh long. Theo báo cáo của huyện, diện tích thanh long trên địa bàn 1.517 ha. Còn theo diện tích thanh long đề nghị được cung cấp nước là 3.000 ha. Nhưng trên thực tế, nhiều người ước tính toàn địa bàn huyện đã lên khoảng 5.000 ha.
Nhen nhuốm nguy cơ
Chỉ còn gần 20 ngày nữa là các cánh đồng trên địa bàn huyện sẽ dứt nước đợt cuối để lúa chín thu hoạch. Nhưng hiện tại, mực nước hồ Cà Giây, nơi nhận nước xả đầu tiên của thủy điện Đại Ninh đang có dung tích hữu ích 7,5 triệu m3, thấp hơn 4,5 triệu m3 so cùng thời điểm năm ngoái. Vì vậy, nguy cơ thiếu nước và việc giãn mùa vụ gieo trồng hè thu có thể xảy ra.
Theo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi chi nhánh Bình Thuận, nếu thời tiết năm nay thuận lợi, cộng thêm thủy điện Đại Ninh phát điện, xả nước đáp ứng yêu cầu theo văn bản của UBND tỉnh thì vụ hè thu này ở Bắc Bình cũng triển khai trễ hơn năm ngoái từ 10 - 20 ngày.
Theo dự báo, năm nay mùa mưa sẽ đến trễ, trong khi Bắc Bình thường có ngày nắng cao, tỷ lệ bốc hơi nhanh và việc sản xuất chỉ bắt đầu khi các hồ tích được một lượng nước đảm bảo.
Các nông dân, nhất là nhà vườn trồng thanh long quan sát thấy có những thời điểm thủy điện xả nước nhiều nhưng cũng có lúc xả rất ít nên ước có một hồ chứa khác bên cạnh hồ Cà Giây để tích nước thì không phải lo nhiều.
Thực ra, trong quy hoạch thủy lợi Bình Thuận đến 2020 có kế hoạch xây dựng hồ Sông Lũy, hồ chứa nước quyết định sản xuất kinh doanh trong mùa khô không chỉ cho Bắc Bình, Tuy Phong mà cả huyện Hàm Thuận Bắc, tính theo kênh 812 - Châu Tá.
Việc mở rộng diện tích sản xuất của cây lúa, thanh long trong năm nay ở đây đã báo hiệu việc thiếu nước gay gắt sẽ diễn ra trong mấy năm tới, nếu như không kịp thời xây dựng hồ Sông Lũy hay một phương án khác để chủ động nguồn nước.
Có thể bạn quan tâm

Anh Hùng cho biết, qua thời gian tìm tòi, khảo sát anh thấy ở một số nơi đã xây dựng mô hình nuôi bồ câu Pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích cần để xây dựng mô hình nhỏ, tốn ít thời gian chăm sóc, tận dụng được thời gian nhàn rỗi, đầu ra lại ổn định nên quyết định mua 20 cặp chim bồ câu về nuôi thử theo phương thức nuôi nhốt.

Do khâu sau thu hoạch yếu kém, hàng năm có khoảng 4,2 triệu tấn rau quả mất đi. Đó là thông tin được Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng, Giáo sư Đại học RMIT (Úc) tính toán khi tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch của rau quả lên đến 30% trong tổng số 14 triệu tấn rau quả sản xuất ra năm 2013.

Để khai thác hiệu quả diện tích mặt nước và phát triển nghề chăn nuôi thủy sản, Trạm Khuyến nông huyện Phú Bình đã thực hiện Dự án “Nhân rộng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện Phú Bình”.

Trong khi đó, đối với chăn nuôi, con giống đóng vai trò rất quan trọng, quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi. Để có được nguồn giống tốt, tỉnh đã duy trì Trại giống lợn Tân Thái, nằm trên địa bàn xã Hóa Thượng hơn 30 năm (nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Giống vật nuôi, Sở Nông nghiệp và PTNT).

Thực hiện Dự án này, từ tháng 10-2011 đến tháng 9-2014, Chi cục Bảo vệ Thực vật đã tập trung thực hiện một số nội dung: Tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân; xây dựng các mô hình, các nghiên cứu nhỏ; xây dựng và hỗ trợ nhóm nông dân nòng cốt hoạt động; hỗ trợ nông dân phát triển mở rộng SRI; thông tin tuyên truyền về các hoạt động của chương trình và kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI... nhằm tiếp tục mở rộng việc áp dụng canh tác lúa cải tiến (SRI).