Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ba Tri (Bến Tre) Dịch Chuyển Vùng Chăn Nuôi Bò Sang Các Xã Cánh Đông

Ba Tri (Bến Tre) Dịch Chuyển Vùng Chăn Nuôi Bò Sang Các Xã Cánh Đông
Ngày đăng: 22/09/2014

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thành Lâm - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri (Bến Tre) trong việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên lĩnh vực chăn nuôi bò của huyện, giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

Địa điểm dịch chuyển vùng chăn nuôi bò của huyện được xác định thuộc các xã ven sông Hàm Luông như An Đức, An Hiệp, Tân Hưng, Vĩnh An, An Hòa Tây; 3 xã biển Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Tân Thủy và một phần diện tích của xã Tân Xuân, với qui mô 2.400 ha.

Đây là vùng đất sản xuất lúa 3 vụ kém hiệu quả, là vùng chuyên canh cây màu hoặc 2 vụ lúa 1 vụ màu, đất gò cao và đất nhiễm phèn, mặn nên rất thích hợp để trồng cỏ nuôi bò, tận dụng phế phẩm từ cây màu như đậu, bắp, cỏ… sử dụng cho chăn nuôi. Hơn nữa, người dân tại những địa phương này cũng đã xác định và xây dựng có hiệu quả các mô hình giữa trồng màu, trồng cỏ với chăn nuôi bò sinh sản, bò vỗ béo, nhiều mô hình chăn nuôi gia trại, trang trại dần xuất hiện trong những năm gần đây.

Huyện hiện có đàn bò hơn 75 ngàn con, theo kế hoạch thì đến năm 2015 sẽ phát triển lên 111 ngàn con, năm 2020 là 145 ngàn con với các mô hình nuôi bò sinh sản, bò vỗ béo và hướng đến thử nghiệm chăn nuôi bò lấy sữa tại 5 xã: Phú Lễ, Phú Ngãi, An Bình Tây, Mỹ Nhơn, Mỹ Thạnh rồi nhân rộng ra toàn huyện.

Đây là 5 xã có truyền thống nuôi bò, có đàn bò lai và được Sind hóa rất sớm, từ những năm 2000, là nền tảng tốt cho việc lai tạo theo hướng chăn nuôi lấy sữa kết hợp với bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nguyên liệu sữa sạch, an toàn.

Huyện Ba Tri cũng xác định là phải tiếp tục theo đuổi Đề án “Quản lý và nâng cao chất lượng đàn bò đực giống của tỉnh” đã triển khai nhiều năm qua trên địa bàn, đẩy mạnh áp dụng gieo tinh nhân tạo, quản lý tốt nguồn tinh để nâng cao chất lượng thịt của đàn bò trong huyện. Theo đó, đến năm 2015 phải có khoảng 70 ngàn con bò cái lai Sind sinh sản.

Giải pháp về chăn nuôi và phát triển đàn bò trên địa bàn là không khuyến khích người dân ở các xã cánh Tây, đặc biệt là vùng Bốn Mỹ, Phú Lễ, Phú Ngãi hay An Bình Tây, bởi vùng này sản xuất được lúa 3 vụ, dù người dân tận dụng được phế phẩm như rơm rạ để nuôi bò nhưng vùng nguyên liệu cỏ không phát triển được, đồng thời cũng để bảo vệ diện tích đất trồng lúa của huyện ổn định trên 12 ngàn héc-ta gắn với mô hình “Cánh đồng mẫu lúa”.

Hiện diện tích trồng cỏ nuôi bò của huyện có trên 500ha; theo tính toán, để có thức ăn tối thiểu nuôi một con bò sinh sản cần 250 - 300m2 đất trồng cỏ. Vì vậy, đến năm 2015, Ba Tri cần có khoảng 2,5 ngàn ha đất bìa chéo, đất ruộng, đất gò cao, đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng cỏ nuôi bò.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có giải pháp về các giống cỏ cho năng suất, chất lượng, thích nghi với thổ nhưỡng, điều kiện của địa phương, như: các giống cỏ voi, cỏ sả trồng trên đất gò cao, giồng cát, bờ ao tôm trong vùng ngọt hóa, cỏ tây lông trồng trên chân ruộng lúa và sẽ trồng thí điểm các loại cỏ ngoại nhập khác. Vùng trồng màu sẽ được kết hợp với trồng bắp, đậu… tạo thêm thức ăn cho bò.

Để bảo vệ thương hiệu “Bò Phú Lễ”, ông Nguyễn Thành Lâm cho biết: Xã có mật độ dân cư đông, việc phát triển đàn bò truyền thống ở địa phương này là cần thiết nhưng phải gắn chăn nuôi với bảo vệ môi trường. Theo ông Hạ Chí Chức - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lễ, hiện đàn bò của địa phương dao động từ 4 - 5 ngàn con (bình quân mỗi hộ nuôi từ 4 con bò trở lên).

Nhiều năm qua, Phú Lễ cũng xác định rõ là chăn nuôi bò phải gắn với bảo vệ môi trường, Dự án Carbon thấp do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai trên địa bàn xã cũng đã giúp địa phương rất nhiều trong những năm qua, đã có gần 300 hộ tham gia (xây hầm biogas). Việc phát triển đàn bò Phú Lễ cũng cần xác định là phải theo hướng chăn nuôi gia trại, trang trại từ 5 đến 10 con trở lên.

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên lĩnh vực chăn nuôi, Ba Tri cũng qui hoạch cụ thể vùng chăn nuôi gia cầm, thủy cầm của huyện, vùng chăn nuôi dê trọng điểm ở các xã Vĩnh Hòa, An Hiệp, Bảo Thạnh, Tân Thủy, đã có hơn 6 ngàn con, phát triển mạnh trong 3 năm trở lại đây.

Vùng chăn nuôi gia cầm tập trung các xã ven sông Hàm Luông như An Ngãi Tây, An Hiệp, Tân Hưng tận dụng ao tôm nuôi gia cầm kết hợp nuôi cá nước ngọt (những ao tôm nuôi trong vùng ngọt hóa trước đây), khuyến khích chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học, trên đệm lót… đến năm 2015 đạt 1,3 triệu con, năm 2020 đạt 3 triệu con. Trước và trong Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, Ba Tri đã dần xây dựng và định hình được vùng chăn nuôi gắn với thương hiệu của từng địa phương có truyền thống như “Bò Phú Lễ, dê Vĩnh Hòa, gà Tân Hưng”.

Các Chương trình như Lục Lạc Vàng, Heifer, dự án bò của gia đình cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Khánh, Chương trình hỗ trợ nuôi dê sinh sản giúp phụ nữ nghèo trong Dự án thích nghi với biến đổi khí hậu… cùng với việc giá cả gia súc, gia cầm ổn định trong những năm qua là tiền đề rất lớn để Ba Tri củng cố, phát triển và đẩy mạnh ngành chăn nuôi của địa phương theo hướng nâng cao giá trị và bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Thị Xã Tân Châu (An Giang) Quan Tâm Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Thương Phẩm Thị Xã Tân Châu (An Giang) Quan Tâm Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Thương Phẩm

Lươn đồng (có tên khoa học là Monopterus albus) là loài thủy sản đang được nhiều hộ nông dân ở thị xã Tân Châu (An Giang) thả nuôi trong các bể xi măng và bể lót bạt nilong.Theo số liệu điều tra ở cuối năm 2014, toàn thị xã có 872 hộ nuôi lươn với tổng diện tích thả nuôi là 41.110 m2, trong đó tập trung nhiều ở xã Tân An với 377 hộ nuôi và chiếm 57,95 % diện tích nuôi lươn của toàn thị xã.

06/02/2015
Thú Y Thủy Sản Thiếu Và Yếu Thú Y Thủy Sản Thiếu Và Yếu

Thủy sản trở thành ngành hàng quan trọng trong việc mang về ngoại tệ cho đất nước với gần 8 tỷ USD năm 2014, trong đó riêng con tôm nước lợ đã chiếm 50% tổng kim ngạch với 4 tỷ USD giá trị xuất khẩu, kế đến là cá tra, dù chưa hết khó khăn nhưng vẫn giữ vị trí số 2 với 1,8 tỷ USD. Hai mặt hàng này vẫn là thế mạnh của thủy sản Việt.

06/02/2015
Cà Mau Thu Hoạch Cá Bổi Cà Mau Thu Hoạch Cá Bổi

Năm 2014, huyện Trần Văn Thời có gần 200 ha ao, đầm nuôi cá bổi, ước tổng sản lượng hơn 4.000 tấn. Mặc dù thời gian gần đây diện tích nuôi cá bổi thương phẩm ở huyện Trần Văn Thời ngày một tăng lên, nhưng do năm nay giá cá bổi giảm mạnh nên người dân có lãi rất thấp.

06/02/2015
Bà Rịa Vũng Tàu Đánh Bắt Ghẹ, Ốc Hương Bằng Rập Đang Ăn Nên Làm Ra Bà Rịa Vũng Tàu Đánh Bắt Ghẹ, Ốc Hương Bằng Rập Đang Ăn Nên Làm Ra

Theo ngư dân Nguyễn Văn Út, ở phường Thắng Tam (TP. Vũng Tàu), nghề rập ghẹ, ốc đã có ở đất Vũng Tàu từ những năm 90 của thế kỷ trước, là nghề truyền thống của những ngư dân gốc Bình Định, Quảng Ngãi di cư vào Nam. Ở BR-VT, ngư dân hành nghề rập ghẹ, ốc tập trung chủ yếu ở khu vực Xóm Lưới (TP. Vũng Tàu), thị rấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ), Trước đây chỉ có vài chục chiếc, nay đã phát triển mạnh với hàng trăm chiếc tàu, ghe đánh bắt ghẹ, ốc bằng rập.

06/02/2015
Triển Vọng Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh Triển Vọng Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh

Vụ ấy, sau khi trừ chi phí ông Toàn còn lãi hơn 20 triệu đồng. Thành công bước đầu ấy là tiền đề để ông mạnh dạn thả tôm càng xanh vào những vụ tiếp theo với diện tích và số con giống gấp đôi. Như vụ 2014, ông thả 6.000 tôm càng xanh giống trên đồng lúa 2ha vừa lời gần 40 triệu đồng.

06/02/2015