Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bà Rịa - Vũng Tàu: Xuất Khẩu Thủy Sản - Chồng Chất Khó Khăn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Xuất Khẩu Thủy Sản - Chồng Chất Khó Khăn
Ngày đăng: 18/06/2012

Chế biến hàng xuất khẩu tại Công ty TNHH Hải Long (TP.Vũng Tàu)

Tốc độ tăng trưởng của ngành thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang ở đạt mức thấp trong vòng 7 năm trở lại đây. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp thủy sản đang phải đối mặt với nhiều khó khăn: nguồn nguyên liệu khan hiếm, giá tăng, lao động không ổn định, lãi suất ngân hàng tăng cao, trong khi các thị trường lớn đều giảm sản lượng nhập khẩu…

Xuất khẩu thủy sản chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động xuất khẩu của tỉnh, gần 18% trong cơ cấu ngành hàng xuất khẩu. Năm 2011, toàn tỉnh đã xuất khẩu hơn 117.105 tấn hải sản các loại, đạt kim ngạch hơn 311 triệu USD. Riêng 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu ngành hàng này đạt 130 triệu USD, tăng 27%. Theo đánh giá của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, các cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính nhìn chung đã thông thoáng theo hướng thuận lợi cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự nỗ lực vượt khó của doanh nghiệp với những giải pháp như: giảm tối đa chi phí để hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, duy trì và ổn định khách hàng, bảo đảm đời sống và việc làm cho người lao động... đã phát huy được hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, hiện tại hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu hải sản đều gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp đã giảm từ 20% – 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là các doanh nghiệp gặp khó khăn về nhiều mặt như: thiếu lao động, thiếu 
nguyên liệu, khó tiếp cận vốn ngân hàng... Ông Đào Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Tứ Hải, cho biết hiện công ty đang có nhu cầu tuyển dụng 300 - 400 công nhân với nhiều chế độ ưu đãi như nhà ở, tiền lương cao… nhưng thông báo quảng cáo mấy tháng trời vẫn chưa tuyển đủ người.

Thêm vào đó, mặc dù lãi suất ngân hàng đã giảm, nhưng các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Nếu có tiếp cận được thì giá trị nguồn vốn vay được duyệt cũng không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong việc mở rộng đầu tư sản xuất. Theo ông Nguyễn Văn Lộc, Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Tùng, việc chậm triển khai quy hoạch, các doanh nghiệp không có giấy phép xây dựng cũng gây khó cho doanh nghiệp trong việc vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến hải sản do sản lượng khai thác giảm đang ngày càng trở nên gay gắt. Điều này khiến cho giá nguyên liệu tăng cao cộng với giá xuất khẩu không tăng, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.

Để vượt qua khó khăn, nhiều doanh nghiệp thủy sản đang tìm cách đẩy mạnh thu mua nguyên liệu, tăng sản lượng chế biến, tìm kiếm các thị trường mới. Đặc biệt, để giải bài toán thiếu nhân công lao động, một số doanh nghiệp đã có các giải pháp tích cực như hỗ trợ về nhà ở, chi phí sinh hoạt nhằm thu hút nguồn lao động ở xa. Tại hội nghị về vấn đề tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến hải sản mới đây, ông Hồ Văn Niên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, các ngành chức năng cần nghiên cứu, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện những giải pháp ưu đãi phù hợp để cứu các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh BR-VT cần tăng cường kiểm soát các ngân hàng thương mại về việc cho vay vốn ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất thấp. Riêng Sở Công thương đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong việc 

thu mua hải sản trái phép, đặc biệt là đối với các thương lái nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm

Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Thả 2 Vạn Tôm Sú Và 2 Ngàn Cua Giống Ra Môi Trường Tự Nhiên Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Thả 2 Vạn Tôm Sú Và 2 Ngàn Cua Giống Ra Môi Trường Tự Nhiên

Để giúp bà con ngư dân bảo vệ tốt hơn nguồn lợi thủy sản, UBND xã phối hợp với ngành Nông nghiệp hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật khai thác, đánh bắt kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm giúp nhiều chủng loại thủy sản trên đầm phá ngày càng phong phú hơn, ông Bảo cho biết them.

04/08/2014
Đắk Lắk Khống Chế Kịp Thời Ổ Dịch Cúm Gia Cầm H5N1 Đắk Lắk Khống Chế Kịp Thời Ổ Dịch Cúm Gia Cầm H5N1

Chi cục Thú y vừa tiến hành tiêu hủy 807 con gà 61 ngày tuổi bị cúm gia cầm H5N1 của hộ ông Ngô Đình Phùng, thuộc tổ dân phố 7, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột (Dak Lak).

04/08/2014
Diện Tích Cây Mì Ở Bình Phước Bị Thu Hẹp Diện Tích Cây Mì Ở Bình Phước Bị Thu Hẹp

Cây mì ở Bình Phước thời gian trước chủ yếu trồng xen trong các vườn cao su non, điều, vườn cây ăn trái... khi chưa khép tán. Với sản lượng nói trên, củ mì ở Bình Phước không chỉ cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột mì trên địa bàn mà còn cung cấp cho các nhà máy ở tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai...

04/08/2014
Bình Phước Chủ Động Phòng Trừ Sâu Bệnh Gây Hại Cây Có Múi Bình Phước Chủ Động Phòng Trừ Sâu Bệnh Gây Hại Cây Có Múi

Sáng 31-7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Phước (Sở NN&PTNT) tổ chức hội thảo chuyên đề “Phát triển cây có múi trên địa bàn tỉnh Bình Phước” với sự tham gia của trên 100 nông dân trong, ngoài tỉnh.

04/08/2014
Cần Nhân Rộng Mô Hình Liên Minh Sản Xuất Cần Nhân Rộng Mô Hình Liên Minh Sản Xuất

Ở tỉnh ta, các mô hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp như hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã hình thành khá sớm, còn mô hình liên minh sản xuất (LMSX) thì chỉ mới ra đời cách nay 5 năm cùng với hoạt động của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (Dự án ACP) do Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ quan Phát triển quốc tế Canada (CIDA) tài trợ, Bộ NN-PTNT là cơ quan chủ quản.

04/08/2014