Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bà Rịa - Vũng Tàu: Xuất Khẩu Thủy Sản - Chồng Chất Khó Khăn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Xuất Khẩu Thủy Sản - Chồng Chất Khó Khăn
Ngày đăng: 18/06/2012

Chế biến hàng xuất khẩu tại Công ty TNHH Hải Long (TP.Vũng Tàu)

Tốc độ tăng trưởng của ngành thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang ở đạt mức thấp trong vòng 7 năm trở lại đây. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp thủy sản đang phải đối mặt với nhiều khó khăn: nguồn nguyên liệu khan hiếm, giá tăng, lao động không ổn định, lãi suất ngân hàng tăng cao, trong khi các thị trường lớn đều giảm sản lượng nhập khẩu…

Xuất khẩu thủy sản chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động xuất khẩu của tỉnh, gần 18% trong cơ cấu ngành hàng xuất khẩu. Năm 2011, toàn tỉnh đã xuất khẩu hơn 117.105 tấn hải sản các loại, đạt kim ngạch hơn 311 triệu USD. Riêng 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu ngành hàng này đạt 130 triệu USD, tăng 27%. Theo đánh giá của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, các cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính nhìn chung đã thông thoáng theo hướng thuận lợi cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự nỗ lực vượt khó của doanh nghiệp với những giải pháp như: giảm tối đa chi phí để hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, duy trì và ổn định khách hàng, bảo đảm đời sống và việc làm cho người lao động... đã phát huy được hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, hiện tại hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu hải sản đều gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp đã giảm từ 20% – 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là các doanh nghiệp gặp khó khăn về nhiều mặt như: thiếu lao động, thiếu 
nguyên liệu, khó tiếp cận vốn ngân hàng... Ông Đào Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Tứ Hải, cho biết hiện công ty đang có nhu cầu tuyển dụng 300 - 400 công nhân với nhiều chế độ ưu đãi như nhà ở, tiền lương cao… nhưng thông báo quảng cáo mấy tháng trời vẫn chưa tuyển đủ người.

Thêm vào đó, mặc dù lãi suất ngân hàng đã giảm, nhưng các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Nếu có tiếp cận được thì giá trị nguồn vốn vay được duyệt cũng không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong việc mở rộng đầu tư sản xuất. Theo ông Nguyễn Văn Lộc, Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Tùng, việc chậm triển khai quy hoạch, các doanh nghiệp không có giấy phép xây dựng cũng gây khó cho doanh nghiệp trong việc vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến hải sản do sản lượng khai thác giảm đang ngày càng trở nên gay gắt. Điều này khiến cho giá nguyên liệu tăng cao cộng với giá xuất khẩu không tăng, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.

Để vượt qua khó khăn, nhiều doanh nghiệp thủy sản đang tìm cách đẩy mạnh thu mua nguyên liệu, tăng sản lượng chế biến, tìm kiếm các thị trường mới. Đặc biệt, để giải bài toán thiếu nhân công lao động, một số doanh nghiệp đã có các giải pháp tích cực như hỗ trợ về nhà ở, chi phí sinh hoạt nhằm thu hút nguồn lao động ở xa. Tại hội nghị về vấn đề tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến hải sản mới đây, ông Hồ Văn Niên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, các ngành chức năng cần nghiên cứu, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện những giải pháp ưu đãi phù hợp để cứu các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh BR-VT cần tăng cường kiểm soát các ngân hàng thương mại về việc cho vay vốn ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất thấp. Riêng Sở Công thương đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong việc 

thu mua hải sản trái phép, đặc biệt là đối với các thương lái nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm

Tiếp Cận Nhiều Chính Sách Hỗ Trợ Tiếp Cận Nhiều Chính Sách Hỗ Trợ

Trong những năm gần đây, nghề khai thác hải sản của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu đã có sự phát triển về tổ chức sản xuất. Đặc biệt, mô hình đánh bắt theo tổ đội, tàu đoàn đã góp phần làm giảm bớt chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm sau đánh bắt.

14/11/2013
Tôm Nuôi Công Nghiệp Phát Triển Mạnh Tôm Nuôi Công Nghiệp Phát Triển Mạnh

Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh gần đây, nhất từ khi Mỹ công nhận Việt Nam không bán chống phá giá tôm vào thị trường này. Làm cho người dân đầu tư đẩy mạnh phong trào nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến.

14/11/2013
Năng Suất Tăng, Dịch Bệnh Giảm Năng Suất Tăng, Dịch Bệnh Giảm

Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước, trong năm 2013, diện tích mặt nước nuôi tôm và các loài thủy sản nước lợ toàn huyện đạt 970 ha, bằng 99,47% kế hoạch năm, tăng 0,32% so với cùng kỳ. Các diện tích nuôi tôm tập trung tại các xã khu Đông của huyện, gồm Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Thuận. Trong đó, diện tích nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh gần 100 ha; nuôi quảng canh cải tiến, nuôi ghép các đối tượng thủy sản khác (tôm, cá, cua, hàu)… theo phương thức thân thiện với môi trường 870 ha.

14/11/2013
Cải Tạo Đàn Bò Địa Phương - Hướng Phát Triển Chăn Nuôi Bền Vững Cải Tạo Đàn Bò Địa Phương - Hướng Phát Triển Chăn Nuôi Bền Vững

Huyện biên giới Tân Hồng (Đồng Tháp) là địa phương có số lượng đàn bò lớn nhất tỉnh. Những năm qua, huyện đã đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi, vận động người dân chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng tổng đàn.

14/11/2013
Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Bò Nhốt Thâm Canh Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Bò Nhốt Thâm Canh

Tại thôn 8, xã Hòa Sơn, UBND huyện Krông Bông (Đắk Lắk) đã tổ chức Hội nghị đánh giá và nhân rộng mô hình nuôi bò nhốt thâm canh trên địa bàn huyện. Tham dự hội nghị có đại diện Trung tâm Công nghệ Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên; đại diện lãnh đạo 14 xã, thị trấn và đông đảo người chăn nuôi bò trên địa bàn huyện Krông Bông.

14/11/2013