Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bà Rịa - Vũng Tàu: Xuất Khẩu Thủy Sản - Chồng Chất Khó Khăn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Xuất Khẩu Thủy Sản - Chồng Chất Khó Khăn
Ngày đăng: 18/06/2012

Chế biến hàng xuất khẩu tại Công ty TNHH Hải Long (TP.Vũng Tàu)

Tốc độ tăng trưởng của ngành thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang ở đạt mức thấp trong vòng 7 năm trở lại đây. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp thủy sản đang phải đối mặt với nhiều khó khăn: nguồn nguyên liệu khan hiếm, giá tăng, lao động không ổn định, lãi suất ngân hàng tăng cao, trong khi các thị trường lớn đều giảm sản lượng nhập khẩu…

Xuất khẩu thủy sản chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động xuất khẩu của tỉnh, gần 18% trong cơ cấu ngành hàng xuất khẩu. Năm 2011, toàn tỉnh đã xuất khẩu hơn 117.105 tấn hải sản các loại, đạt kim ngạch hơn 311 triệu USD. Riêng 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu ngành hàng này đạt 130 triệu USD, tăng 27%. Theo đánh giá của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, các cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính nhìn chung đã thông thoáng theo hướng thuận lợi cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự nỗ lực vượt khó của doanh nghiệp với những giải pháp như: giảm tối đa chi phí để hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, duy trì và ổn định khách hàng, bảo đảm đời sống và việc làm cho người lao động... đã phát huy được hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, hiện tại hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu hải sản đều gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp đã giảm từ 20% – 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là các doanh nghiệp gặp khó khăn về nhiều mặt như: thiếu lao động, thiếu 
nguyên liệu, khó tiếp cận vốn ngân hàng... Ông Đào Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Tứ Hải, cho biết hiện công ty đang có nhu cầu tuyển dụng 300 - 400 công nhân với nhiều chế độ ưu đãi như nhà ở, tiền lương cao… nhưng thông báo quảng cáo mấy tháng trời vẫn chưa tuyển đủ người.

Thêm vào đó, mặc dù lãi suất ngân hàng đã giảm, nhưng các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Nếu có tiếp cận được thì giá trị nguồn vốn vay được duyệt cũng không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong việc mở rộng đầu tư sản xuất. Theo ông Nguyễn Văn Lộc, Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Tùng, việc chậm triển khai quy hoạch, các doanh nghiệp không có giấy phép xây dựng cũng gây khó cho doanh nghiệp trong việc vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến hải sản do sản lượng khai thác giảm đang ngày càng trở nên gay gắt. Điều này khiến cho giá nguyên liệu tăng cao cộng với giá xuất khẩu không tăng, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.

Để vượt qua khó khăn, nhiều doanh nghiệp thủy sản đang tìm cách đẩy mạnh thu mua nguyên liệu, tăng sản lượng chế biến, tìm kiếm các thị trường mới. Đặc biệt, để giải bài toán thiếu nhân công lao động, một số doanh nghiệp đã có các giải pháp tích cực như hỗ trợ về nhà ở, chi phí sinh hoạt nhằm thu hút nguồn lao động ở xa. Tại hội nghị về vấn đề tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến hải sản mới đây, ông Hồ Văn Niên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, các ngành chức năng cần nghiên cứu, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện những giải pháp ưu đãi phù hợp để cứu các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh BR-VT cần tăng cường kiểm soát các ngân hàng thương mại về việc cho vay vốn ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất thấp. Riêng Sở Công thương đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong việc 

thu mua hải sản trái phép, đặc biệt là đối với các thương lái nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm

Các Địa Phương Đẩy Mạnh Chương Trình Tái Canh Cà Phê Các Địa Phương Đẩy Mạnh Chương Trình Tái Canh Cà Phê

Thực hiện chương trình tái canh cà phê, hiện nay, các cấp chính quyền và người dân địa phương đang triển khai trồng thay thế giống mới hoặc ghép giống mới, nhằm “trẻ hóa” vườn cây.

29/07/2014
Nghiên Cứu Cân Đối Dinh Dưỡng Và Cơ Cấu Canh Tác Vùng Trồng Bắp Lai Nghiên Cứu Cân Đối Dinh Dưỡng Và Cơ Cấu Canh Tác Vùng Trồng Bắp Lai

Giáo sư, tiến sĩ Ngô Ngọc Hưng-Trường đại học Cần Thơ đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật cân đối dinh dưỡng và cơ cấu canh tác hợp lý cho vùng trồng bắp lai ở 3 xã Quốc Thái, Phú Hữu và Khánh An (huyện An Phú, An Giang).

08/08/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Xuất Khẩu Lúa Gạo Qua Đường Tiểu Ngạch Tiềm Ẩn Nhiều Rủi Ro Đồng Bằng Sông Cửu Long Xuất Khẩu Lúa Gạo Qua Đường Tiểu Ngạch Tiềm Ẩn Nhiều Rủi Ro

Gần một tháng qua, dọc sông Hậu thuộc các tỉnh, thành Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp… hoạt động thu mua lúa gạo nhộn nhịp “khác thường”. Theo nhiều doanh nghiệp và các thương lái bản địa, đang có một nhóm thương lái là người miền Bắc dẫn theo một số người Trung Quốc vào đây thu gom lúa gạo để xuất sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch làm xáo trộn thị trường, tiềm ẩn nhiều rủi ro...

08/08/2014
Khánh Hòa, Nhiều Hộ Làm Giàu Nhờ Mô Hình Trồng Táo Thái Lan Khánh Hòa, Nhiều Hộ Làm Giàu Nhờ Mô Hình Trồng Táo Thái Lan

Nhờ chịu khó, ham học hỏi và biết phát huy sức mạnh của tuổi trẻ, anh Hồ Tấn Cường (thôn Quảng Hòa, xã Cam Thành Nam, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) đã trở thành nông dân điển hình sản xuất kinh doanh giỏi.

29/07/2014
Mô Hình Trồng Ớt Xuất Khẩu Sang Hàn Quốc Ở Nghệ An Mô Hình Trồng Ớt Xuất Khẩu Sang Hàn Quốc Ở Nghệ An

Năm 2013, phòng Nông nghiệp và Nông thôn huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã chủ động tìm kiếm, liên hệ với doanh nghiệp và đã tư vấn hình thành mô hình liên kết trồng ớt xuất khẩu tại địa phương. Kết quả sau thực hiện liên doanh liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm bước đầu đã cho nhiều kết quả đáng ghi nhận.

29/07/2014