Bà Rịa – Vũng Tàu Xây Dựng Thành Công Mô Hình Ương Giống Tôm Thẻ Chân Trắng

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm thẻ chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (trên 150 ha).
Mô hình có quy mô 1000m2; số lượng giống thả 700.000 con. Thời gian ương 30 ngày. Ngày thả giống: 30/05/2014.
Sau thời gian ương 30 ngày, Trung tâm đã tiến hành hội thảo và đánh giá kết quả mô hình như sau: Tỷ lệ sống đạt >90%, tốc độ tăng trưởng tốt (khối lượng bình quân: 2,08 g/con); do ao ương có diện tích nhỏ và khép kín, giúp kiểm soát tốt được chất lượng môi trường nước, hóa chất xử lý và phòng trị bệnh, từ đó giảm chi phí thuốc, hóa chất xử lý, kiểm soát tốt hơn lượng thức ăn tiêu thụ (lượng thức ăn giảm khoảng 40-50% trong tháng đầu so với ao nuôi thả trực tiếp). Với kết quả này hiệu quả mô hình ước tính trên 120.000.000 đồng.
Để được kết quả như trên, kỹ sư Vũ Đức Chính – cán bộ kỹ thuật mô hình có nhận xét: Người nuôi phải tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật; công trình nuôi phải đầu tư bài bản (lót bạt toàn bộ ao ương, có hệ thống rào và mái che bằng lưới; hệ thống quạt nước và máy sục oxy đáy sử dụng điện lưới 3 pha….). Từ đó, hạn chế rủi ro do biến động môi trường và dịch bệnh xảy ra, tôm giống có khả năng kháng bệnh tốt (đặc biệt là bệnh chết sớm- hoại tử gan tụy).
Từ kết quả mô hình, Trung tâm sẽ triển khai mô hình tiếp theo là sử dụng con giống sau khi ương để nuôi thương phẩm, đồng thời cũng tiếp tục theo dõi kết quả nuôi thương phẩm của mô hình để có đánh giá kết quả sau này. Bên cạnh đó làm tốt công tác chuyển giao kết quả từ mô hình ương thành công cho người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Với mục đích nâng cao năng suất, sản lượng trứng trong chăn nuôi gà, từ năm 2011 UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức tiếp nhận 2000 con gà giống siêu trứng VCN-G15 do Tổng cục V - Bộ Công an, Viện Chăn nuôi Quốc gia hỗ trợ và nuôi thử nghiệm tại trại chăn nuôi gà của gia đình ông Phạm Đình Thảo (Đội 11, xã Nghi Đức, TP. Vinh).

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2008 đến nay, nhiều hộ gia đình ở các địa phương trong tỉnh đã đầu tư phát triển mô hình nuôi trâu Murrah Ấn Độ lấy thịt đạt hiệu quả cao.

Với thế mạnh về kinh tế nông nghiệp, UBND xã Long Tân (Dầu Tiếng - Bình Dương) tập trung khuyến khích người dân trên địa bàn đầu tư vào chăn nuôi theo hướng công nghiệp, chủ yếu ở các trang trại.

Dê Bách Thảo là giống dê thịt kiêm dụng sữa, tính nết hiền lành có thể chăn thả hay nuôi nhốt hoàn toàn. Dê Bách Thảo với nhiều ưu điểm như không cạnh tranh lương thực với con người, thức ăn chủ yếu là các loại lá cây, cỏ, thậm chí rơm rạ và các phế phụ phẩm nông nghiệp khác.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), đến nay, tổng đàn bò sữa trên địa bàn huyện lên đến gần 5.380 con, trong đó bò sữa nuôi trong hộ gia đình gần 3.610 con; bò sữa nuôi trong các doanh nghiệp là 1.770 con (Vinamilk 820 con, Dalatmilk 500 con và Agrivina 450 con), năng suất sữa trung bình khoảng 20 lít/con/ngày, tổng sản lượng sữa đạt 6 tấn/con với chu kỳ 10 tháng trong năm.