Bà Rịa - Vũng Tàu Xây Dựng Kênh Nước Mặn Dẫn Vào Vùng Nuôi Tôm Phước Thuận

Nhằm ổn định nguồn nước mặn phục vụ tại vùng nuôi tôm Phước Thuận, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đồng ý chủ trương cho xây dựng kênh cấp nước mặn từ biển Hồ Tràm và nước ngọt từ hồ sông Ray vào khu vực nuôi tôm xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc).
Vùng nuôi tôm Phước Thuận hiện có khoảng hơn 100 hộ nuôi với tổng diện tích hơn 175ha. Trong những năm qua, vào thời điểm mùa mưa, lượng nước từ hồ sông Ray đổ về làm cho khu vực này không đủ độ mặn để bà con ngư dân xuống giống tôm vụ mới.
Vì vậy, thời điểm này nhiều diện tích tôm phải treo đùng và đợi mùa mưa kết thúc mới có thể xuống giống được. Bên cạnh đó, do phải lấy lại nguồn nước cũ không bảo đảm các điều kiện kỹ thuật nên việc nuôi tôm không đạt kết quả cao. Trong số hơn 100 hộ nuôi toàn vùng, hiện chỉ khoảng 50% hộ nuôi thu hoạch đạt hơn 6 tấn/ha.
Có thể bạn quan tâm

Xác định tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm là một trong những biện pháp chủ lực, quan trọng hàng đầu trong phòng, chống dịch bệnh nên trong vụ xuân năm 2015, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các địa phương thực hiện công tác tiêm phòng một cách quyết liệt.

Ông Trần Nguyễn Hồ ở ấp Long Thành, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, nổi tiếng với mô hình chăn nuôi theo quy mô trang trại công nghiệp, an toàn sinh học và là một gương nông dân làm giàu theo hướng sản xuất hàng hóa với danh hiệu "vua chim cút".

Sau 3 tháng triển khai dự án chăn nuôi gà thả đồi tại xã Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai) với tổng đàn gần 7.000 con, bước đầu đã khẳng định phù hợp với điều kiện chăn nuôi, tỷ lệ sống cao và tốc độ sinh trưởng nhanh. Dự án đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương vươn lên làm giàu.

Chỉ là 1 loại cây trồng “bén duyên” trên vùng đất cù lao Ngũ Hiệp, nhưng hơn 40 năm có mặt trên vùng đất này, cây sầu riêng đã bám rễ và phát triển trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh Tiền Giang; đồng thời đưa xã Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy) trở thành “vương quốc” sầu riêng được nhiều người biết đến.

Anh Trần Phước Trung, cán bộ Ban Phát triển xã Nhị Hà (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) đưa chúng tôi đến thăm mô hình nhóm cùng sở thích chăn nuôi cừu sinh sản ở thôn Nhị Hà 3. Đây là nhóm nông dân liên kết nuôi cừu đầu tiên ở địa phương được thành lập từ tháng 9- 2014 đến nay.