Bà Rịa Vũng Tàu Hạn Chế Việc Trồng Tiêu Ghép Sử Dụng Gốc Tiêu Dại

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng cây tiêu ghép có nguồn gốc từ rừng Amazon ở Nam Mỹ đang diễn ra ở một số địa phương, một số hộ dân coi đây là giải pháp phòng ngừa những bệnh quan trọng trên cây tiêu.
Tuy nhiên, đến nay chưa có thông tin đầy đủ về năng suất, chất lượng và các chỉ tiêu khác nên việc đánh giá giống tiêu ghép sử dụng gốc tiêu dại cần phải tiếp tục theo dõi.
Do vậy, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã đề nghị Phòng NN-PTNT các huyện, chính quyền các xã cần thông tin rộng rãi để người dân biết, hạn chế mở rộng diện tích trồng tiêu ghép nhằm tránh những rủi ro về sau.
Kết quả khảo sát của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho thấy, gốc ghép cây tiêu dại này có sức sống mạnh, sau khi trồng 2 năm cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên khi so sánh với cây giống thông thường, các hộ trồng tiêu đều có nhận xét: giống tiêu này chịu hạn kém, phải tưới nước thường xuyên.
Hiện có một số hộ dân ở các xã (Kim Long, Quảng Thành thuộc huyện Châu Đức và xã Sông Xòa, huyện Tân Thành, xã Hòa Hiệp thuộc huyện Xuyên Mộc và xã Long Phước thuộc TP. Bà Rịa) đã mua giống tiêu ghép sử dụng gốc tiêu dại về trồng với tổng diện tích khoảng 8,1 ha; tuổi cây từ 1 tháng đến 2 năm tuổi.
Trong đó, tại huyện Châu Đức có 2 cơ sở sử dụng giống tiêu Vĩnh Linh ghép trên tiêu dại từ năm 2013 (Trần A Thuận, thôn Tam Long, xã Kim Long và hộ anh Trần Bình Tuy, ấp Liên Lộc, xã Xà Bang).
Lượng cây giống sản xuất năm 2014 khoảng 34.000 bầu, chủ yếu cung cấp giống cho các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra còn có 2 cơ sở tại xã Bàu Chinh và Bình Giã trên địa bàn huyện Châu Đức đã mua cây giống này về bán cho các hộ dân khác với số lượng trên 400 cây.
Có thể bạn quan tâm

Tính tới thời điểm hiện tại, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã thả được 142ha tôm càng xanh, thấp hơn chỉ tiêu đề ra và giảm 18ha so với cùng kì năm trước.

Nhiều người trồng cà phê ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị không mặn mà với việc thu hoạch hoặc phải chuyển đổi cây trồng vì giá rớt thảm hại

Bà Nguyễn Thị Nhị (ngụ xã Định Thành, Thoại Sơn, An Giang) cho biết, nhờ trồng sơ-ri mà cuộc sống gia đình bà khá ổn định. Hiện, bà trồng 60 gốc sơ ri, thu hoạch quanh năm, mỗi ngày bà bán được khoảng 50kg, giá từ 6.000 - 10.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lợi nhuận gần 3 triệu đồng/tháng.

Chiều qua 21.8, ông Nguyễn Văn Hòa - Trưởng trạm Thú y huyện Duy Xuyên cho biết, sau hơn 10 ngày tích cực hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp điều trị và triển khai vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc, khử trùng trên diện rộng, đến nay 22 con trâu, bò bị nhiễm bệnh lở mồm long móng ở thôn Vân Quật (xã Duy Thành) đã khỏi bệnh hoàn toàn.

Vụ hè thu này huyện Thăng Bình gieo sạ được 7.250ha lúa. tuy nhiên 2 tuần gần đây trên cây lúa bắt đầu xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở nhiều địa phương.