Bà Rịa Vũng Tàu Hạn Chế Việc Trồng Tiêu Ghép Sử Dụng Gốc Tiêu Dại

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng cây tiêu ghép có nguồn gốc từ rừng Amazon ở Nam Mỹ đang diễn ra ở một số địa phương, một số hộ dân coi đây là giải pháp phòng ngừa những bệnh quan trọng trên cây tiêu.
Tuy nhiên, đến nay chưa có thông tin đầy đủ về năng suất, chất lượng và các chỉ tiêu khác nên việc đánh giá giống tiêu ghép sử dụng gốc tiêu dại cần phải tiếp tục theo dõi.
Do vậy, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã đề nghị Phòng NN-PTNT các huyện, chính quyền các xã cần thông tin rộng rãi để người dân biết, hạn chế mở rộng diện tích trồng tiêu ghép nhằm tránh những rủi ro về sau.
Kết quả khảo sát của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho thấy, gốc ghép cây tiêu dại này có sức sống mạnh, sau khi trồng 2 năm cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên khi so sánh với cây giống thông thường, các hộ trồng tiêu đều có nhận xét: giống tiêu này chịu hạn kém, phải tưới nước thường xuyên.
Hiện có một số hộ dân ở các xã (Kim Long, Quảng Thành thuộc huyện Châu Đức và xã Sông Xòa, huyện Tân Thành, xã Hòa Hiệp thuộc huyện Xuyên Mộc và xã Long Phước thuộc TP. Bà Rịa) đã mua giống tiêu ghép sử dụng gốc tiêu dại về trồng với tổng diện tích khoảng 8,1 ha; tuổi cây từ 1 tháng đến 2 năm tuổi.
Trong đó, tại huyện Châu Đức có 2 cơ sở sử dụng giống tiêu Vĩnh Linh ghép trên tiêu dại từ năm 2013 (Trần A Thuận, thôn Tam Long, xã Kim Long và hộ anh Trần Bình Tuy, ấp Liên Lộc, xã Xà Bang).
Lượng cây giống sản xuất năm 2014 khoảng 34.000 bầu, chủ yếu cung cấp giống cho các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra còn có 2 cơ sở tại xã Bàu Chinh và Bình Giã trên địa bàn huyện Châu Đức đã mua cây giống này về bán cho các hộ dân khác với số lượng trên 400 cây.
Có thể bạn quan tâm

Khánh Hòa là địa phương được chọn thí điểm đóng tàu cá vỏ thép sau huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, tiếp đó sẽ đến các tỉnh Phú Yên, Bình Định rồi nhân rộng trên cả nước. Việc thay tàu gỗ thành tàu vỏ thép nhằm giúp ngư dân hành nghề đánh bắt xa bờ hiệu quả là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo.

Giá thức ăn chăn nuôi trong những tháng tới nhiều khả năng sẽ ổn định nhờ doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tận dụng cơ hội giá bắp xuống thấp để nhập về một khối lượng lớn trong mấy tháng qua, theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành, An Giang) đã thành công với mô hình nuôi le le bán hoang dã để lấy thịt và cho sinh sản. Mô hình chăn nuôi độc đáo này không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn gián tiếp bảo tồn loài chim đang khan hiếm…

Hình ảnh những chiếc máy xới, gặt đập liên hợp (GĐLH) hoạt động hối hả ngoài ruộng vào giai đoạn làm đất, thu hoạch rộ; cùng câu chuyện chế tạo ra nhiều loại máy móc từ thực tiễn sản xuất của nông dân để phục vụ công việc đồng áng nói chung, như đã gián tiếp khẳng định một bước tiến mới của tiến trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang vào giai đoạn hiện nay.

Nuôi cua xanh kết hợp tôm sú là một mô hình nuôi mang lại hiệu quả và đang được người dân ven biển ở TX Sông Cầu nhân rộng. Mô hình này vốn đầu tư ít, cua có thể ăn thức ăn thừa trong ao nên giúp cải tạo môi trường đáy ao, ít đầu tư về thời gian và công chăm sóc, không sử dụng thuốc nhiều như nuôi tôm chuyên canh.