Ba Điểm Cần Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Nông Thủy Sản Sang Phần Lan Và Bắc Âu

Ba điểm khi xuất khẩu nông thủy sản sang Phần Lan và Bắc Âu: Cập nhật thường xuyên các tiêu chuẩn Châu Âu; An toàn vệ sinh thực phẩm tại các nhà máy chế biến, sức khỏe cho người lao động; Bao bì nhãn mác.
“Việt Nam nên đầu tư cho các thị trường khó tính, đặc biệt là Châu Âu. Nếu đã đáp ứng được thì giá bán sẽ rất cao và ổn định. Hiện nay, ở Phần Lan có xuất hiện hàng nông thủy sản của Việt Nam nhưng hầu hết phải qua khâu trung gian”, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam Kimmo Lahdevirta khích lệ. Ông Kimmo Lahdevirta kỳ vọng rằng, khi triển khai dự án sẽ mở ra một hướng tiếp cận mới (doanh nghiệp – doanh nghiệp) thực tế và hiệu quả hơn từ cách tiếp cận phía chính quyền.
Bắc Âu là khu vực lạnh có tuyết rơi trong thời gian dài trong năm nên nhu cầu nhập khẩu hàng nông thủy sản rất lớn. Trong khi mặt hàng của Việt Nam có mặt ở thị trường từ lâu nhưng cũng chỉ ở dạng xuất khẩu thô qua nước thứ ba, được chế biến lại rồi xuất qua Bắc Âu. Đặc biệt, thủy hải sản rất được ưa chuộng, ông Nguyễn Tuấn Hải, Giám đốc Dự án Hỗ trợ phát triển xuất khẩu nông thủy sản vào thị trường Phần Lan và Bắc Âu, lưu ý các doanh nghiệp.
Giám đốc công ty Phước Anh (Vĩnh Long), ông Lê Văn Hậu cho biết tỷ trọng hàng xuất khẩu của công ty sang Châu Âu (Bỉ và Hà Lan) chỉ khoảng 20% sản lượng phi lê do năng lực tài chính và quản lý còn yếu. Làm hàng cho khách hàng của Châu Âu phải đầu tư máy móc thiết bị chuyên biệt nên chi phí đội lên khoảng 30%, trong khi phân khúc của công ty là thị trường trung bình và thấp”
Dự án này được triển khai từ năm 2014 - 2016 với kinh phí tài trợ từ phía Phần Lan là 3 tỷ đồng, tập trung tại Hà Nội, TP HCM và ĐBSCL, gồm 3 hoạt động chính: Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp Việt Nam – Phần Lan và Bắc Âu; đào tạo và xúc tiến thương mại.
Có thể bạn quan tâm

Từ giữa tháng 8/2013, Tổng cục Thủy sản đã yêu cầu kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản tại 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương (TW), đến đầu tháng 10, kết quả kiểm tra cho thấy tình hình dịch bệnh trên các đối tượng thủy sản quan trọng, đặc biệt là tôm nuôi nước lợ tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2012, nhưng vẫn còn xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại ở nhiều địa phương.

Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi nằm trên lưu vực sông La Ngà thuộc sông Đồng Nai là sự kết nối giữa 2 nhà máy Hàm Thuận và Đa Mi cách nhau khoảng 10km, trên địa bàn 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận với diện tích mặt thoáng khoảng 25,2 km2. Nhà máy thủy điện Hàm Thuận gồm 2 tổ máy với công suất 300MW. Nhà máy thủy điện Đa Mi gồm 2 tổ máy với công suất là 175MW.

Trong năm 2013, nghề nuôi tôm của Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều loại dịch bệnh, như: bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu… Tuy nhiên, nhờ những chỉ đạo đúng đắn, kịp thời trong việc hướng dẫn sản xuất và phòng chống dịch bệnh, cùng với những nỗ lực của các cơ sở nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh trên tôm đã giảm. Giá tôm tăng đã giúp người nuôi tôm có lãi. Nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng đang phát triển theo chiều hướng tích cực.

Sau nhiều năm làm ruộng, chuyển đổi một số cây trồng không hiệu quả, anh Phạm Văn Muôn (nông dân khóm Bình Đức 2, phường Bình Đức, TP. Long Xuyên, An Giang) mạnh dạn đầu tư nuôi bò sữa, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay, trong khi các hộ chăn nuôi lợn, gà đang gặp khó khăn về đầu ra của sản phẩm và chịu nhiều rủi ro vì giá thất thường thì các hộ chăn nuôi bò nói chung và nuôi bò thịt nói riêng lại đang có lãi. Đặc biệt, từ năm 2012, thành phố triển khai dự án chăn nuôi bò BBB ở các huyện ngoại thành Hà Nội đang mở ra hướng làm giàu cho người nông dân.