Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ba Điểm Cần Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Nông Thủy Sản Sang Phần Lan Và Bắc Âu

Ba Điểm Cần Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Nông Thủy Sản Sang Phần Lan Và Bắc Âu
Ngày đăng: 27/10/2014

Ba điểm khi xuất khẩu nông thủy sản sang Phần Lan và Bắc Âu: Cập nhật thường xuyên các tiêu chuẩn Châu Âu; An toàn vệ sinh thực phẩm tại các nhà máy chế biến, sức khỏe cho người lao động; Bao bì nhãn mác.

“Việt Nam nên đầu tư cho các thị trường khó tính, đặc biệt là Châu Âu. Nếu đã đáp ứng được thì giá bán sẽ rất cao và ổn định. Hiện nay, ở Phần Lan có xuất hiện hàng nông thủy sản của Việt Nam nhưng hầu hết phải qua khâu trung gian”, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam Kimmo Lahdevirta khích lệ. Ông Kimmo Lahdevirta kỳ vọng rằng, khi triển khai dự án sẽ mở ra một hướng tiếp cận mới (doanh nghiệp – doanh nghiệp) thực tế và hiệu quả hơn từ cách tiếp cận phía chính quyền.

Bắc Âu là khu vực lạnh có tuyết rơi trong thời gian dài trong năm nên nhu cầu nhập khẩu hàng nông thủy sản rất lớn. Trong khi mặt hàng của Việt Nam có mặt ở thị trường từ lâu nhưng cũng chỉ ở dạng xuất khẩu thô qua nước thứ ba, được chế biến lại rồi xuất qua Bắc Âu. Đặc biệt, thủy hải sản rất được ưa chuộng, ông Nguyễn Tuấn Hải, Giám đốc Dự án Hỗ trợ phát triển xuất khẩu nông thủy sản vào thị trường Phần Lan và Bắc Âu, lưu ý các doanh nghiệp.

Giám đốc công ty Phước Anh (Vĩnh Long), ông Lê Văn Hậu cho biết tỷ trọng hàng xuất khẩu của công ty sang Châu Âu (Bỉ và Hà Lan) chỉ khoảng 20% sản lượng phi lê do năng lực tài chính và quản lý còn yếu. Làm hàng cho khách hàng của Châu Âu phải đầu tư máy móc thiết bị chuyên biệt nên chi phí đội lên khoảng 30%, trong khi phân khúc của công ty là thị trường trung bình và thấp”

Dự án này được triển khai từ năm 2014 - 2016 với kinh phí tài trợ từ phía Phần Lan là 3 tỷ đồng, tập trung tại Hà Nội, TP HCM và ĐBSCL, gồm 3 hoạt động chính: Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp Việt Nam – Phần Lan và Bắc Âu; đào tạo và xúc tiến thương mại.


Có thể bạn quan tâm

Người Trồng Dưa Hấu Lỗ Nặng Người Trồng Dưa Hấu Lỗ Nặng

Nông dân canh tác dưa hấu ở các huyện Châu Đức, Đất Đỏ, Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu)… đang vào vụ thu hoạch dưa hấu. Nếu như dịp trước và trong Tết, giá dưa hấu bán tại vườn ở mức từ 9.000 - 11.000 đồng/kg thì ở thời điểm này chỉ còn dao động ở mức 1.500 – 2.500 đồng/kg.

23/04/2014
Mùa Cá Mòi Mùa Cá Mòi

Với lợi thế giáp sông Hồng, nhiều người dân ở xã Hoàng Hanh (thành phố Hưng Yên) đã lựa chọn nghề chài lưới để làm kế sinh nhai. Nghề đánh bắt cá của các hộ chài lưới diễn ra quanh năm, thế nhưng sôi động nhất có lẽ chính là vào vụ cá mòi.

24/04/2014
Không Nên Thu Hoạch Ồ Ạt Để Giữ Giá Tôm Không Nên Thu Hoạch Ồ Ạt Để Giữ Giá Tôm

Theo thống kê của ngành chức năng, vào khoảng trung tuần tháng 4/2014, giá tôm thẻ chân trắng ở một số địa phương như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… tuột dốc và đã ở mức chạm đáy, chỉ còn 92.000-100.000 đồng/kg (loại 100 con/kg).

24/04/2014
Trà Vinh Tìm Giải Pháp Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Người Nuôi Tôm Trà Vinh Tìm Giải Pháp Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Người Nuôi Tôm

Ngày 22/4/2014, tại huyện Duyên Hải, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh chủ trì hội nghị với 04 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về tình trạng thiếu điện và thiếu vốn phục vụ cho vụ nuôi tôm 2014.

24/04/2014
Nghề Chăn Nuôi Bò Sữa Hiệu Quả, Nhưng Chưa Được Nhân Rộng Nghề Chăn Nuôi Bò Sữa Hiệu Quả, Nhưng Chưa Được Nhân Rộng

Những năm gần đây, các hộ chăn nuôi bò sữa rất phấn khởi vì lợi nhuận từ bò sữa khá cao. Theo lời một người nuôi bò sữa lâu năm ở huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), hiện nay một con bò đang cho sữa có thể đem về cho người chăn nuôi hơn 100.000 đồng/ngày; với 5 con bò sữa người nuôi sẽ có thu nhập cao hơn so với việc sản xuất 1 ha lúa. Nhiều năm qua, đàn bò sữa chỉ phát triển ở huyện Trảng Bàng, còn các huyện lân cận rất hiếm.

24/04/2014