Ba Đại Gia Bắt Tay Làm Nông Nghiệp

Với tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng và cái “bắt tay” của ba công ty lớn là Hoàng Anh Gia Lai, NutiFood và Vissan, liên doanh này tuyên bố sẽ hạ giá sữa và thịt bò trên thị trường Việt Nam.
Chiều ngày 9-6 , tại TP. Hồ Chí Minh, Hoàng Anh Gia Lai, NutiFood và Vissan đã chính thức ký hợp tác sản xuất bò thịt và bò sữa.
Tổng vốn đầu tư dự án lên tới 12.000 tỷ đồng.Trong đó, khoảng 6.000 tỷ đồng đầu tư cho nhà máy chế biến bò sữa và nhà máy chế biến bò thịt; khoảng 6.000 tỷ đồng đầu tư cho phát triển đàn bò.
Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty NutiFood cho biết, Nutifood hợp tác với Hoàng Anh Gia Lai trong dự án phát triển bò sữa với mong muốn tạo ra sản phẩm sữa tươi 100% từ chính nguồn nguyên liệu trong nước. Công ty sẽ đầu tư nhà máy chế biến sữa tươi 100% sử dụng nguyên liệu là sữa bò tươi của trang trại bò sữa Hoàng Anh Gia Lai.
Nhà máy nằm tại Khu công nghiệp Trà Đa, trên diện tích 7 ha cách trang trại sữa Hoàng Anh Gia Lai khoảng 40 km. Tổng số vốn đầu tư của dự án là 5.000 tỷ đồng chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 có vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng, quy mô sản xuất khoảng 290 triệu lít sữa tươi/năm.
Giai đoạn 2 có vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng, công suất nhà 500 triệu lít sữa tươi/năm. Nhà máy sẽ được khởi công xây dựng vào tháng 9-2014 và dự kiến lễ khánh thành sẽ vào giữa quý III-2015. Dự kiến khoảng tháng 8-2015 máy sẽ có sản phẩm sữa tươi đầu tiên.
Phát biểu tại buổi lễ ký kết, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cho biết, Hoàng Anh Gia Lai hiện đang có trong tay quỹ đất lên tới 100.000 ha tại ba nước Việt Nam, Lào và Myanmar với điều kiện thuận lợi để áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp. Với quỹ đất sẵn có để trồng cỏ, bắp và cọ dầu, ông Đức cho rằng sẽ tiết kiệm ít nhất 70% chi phí thức ăn, cho bò.
Từ nguồn nguyên liệu sẵn có và cách sản xuất, kinh doanh khép kín bằng sự hợp tác giữa 3 công ty, ông Đoàn Nguyên Đức tự tin cho biết “liên minh” này có đủ điều kiện để hạ được giá thịt bò và sữa tươi trên thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Chị Lê Thị Hân, ở ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây (Vị Thủy, Hậu Giang) nuôi cá rô đầu vuông gần 10 năm cho biết: “Những năm trước đây, tôi nuôi 8 ao cá với diện tích trên 10.000 m2 mặt nước, thu hoạch gần 100 tấn, nhưng nay vì thua lỗ nên chỉ nuôi 2 ao, với sản lượng thu hoạch khoảng 30 tấn”.

Khoảng 5 năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò ở xã Văn Luông, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) có bước phát triển nhảy vọt, nhất là số lượng bò lai Sind. Từ năm 2009 trở về trước, tổng đàn bò của xã hàng năm chỉ ở mức trên dưới 300 con, chủ yếu là giống bò vàng, thấp bé, lượng thịt ít.

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, người dân tỉnh Quảng Bình đã từng bước chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa sang trồng các loại cây màu phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, qua đó, nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân.

Trước kia đàn bò ở đây chủ yếu là giống bò cỏ, nuôi chậm lớn nên xuất bán lãi không cao. Từ năm 1995 An Phú đẩy mạnh chương trình sind hóa đàn bò. Đến nay tổng đàn bò của xã trên 2.100 con, trong đó bò lai sind chiếm hơn 85%.

Thường cua giống được nông dân thả sau tôm từ 1 - 2 tháng và tận dụng chính môi trường nước của con tôm nên không tốn gì thêm, ngoài tiền mua con giống.