Ba Đại Gia Bắt Tay Làm Nông Nghiệp

Với tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng và cái “bắt tay” của ba công ty lớn là Hoàng Anh Gia Lai, NutiFood và Vissan, liên doanh này tuyên bố sẽ hạ giá sữa và thịt bò trên thị trường Việt Nam.
Chiều ngày 9-6 , tại TP. Hồ Chí Minh, Hoàng Anh Gia Lai, NutiFood và Vissan đã chính thức ký hợp tác sản xuất bò thịt và bò sữa.
Tổng vốn đầu tư dự án lên tới 12.000 tỷ đồng.Trong đó, khoảng 6.000 tỷ đồng đầu tư cho nhà máy chế biến bò sữa và nhà máy chế biến bò thịt; khoảng 6.000 tỷ đồng đầu tư cho phát triển đàn bò.
Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty NutiFood cho biết, Nutifood hợp tác với Hoàng Anh Gia Lai trong dự án phát triển bò sữa với mong muốn tạo ra sản phẩm sữa tươi 100% từ chính nguồn nguyên liệu trong nước. Công ty sẽ đầu tư nhà máy chế biến sữa tươi 100% sử dụng nguyên liệu là sữa bò tươi của trang trại bò sữa Hoàng Anh Gia Lai.
Nhà máy nằm tại Khu công nghiệp Trà Đa, trên diện tích 7 ha cách trang trại sữa Hoàng Anh Gia Lai khoảng 40 km. Tổng số vốn đầu tư của dự án là 5.000 tỷ đồng chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 có vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng, quy mô sản xuất khoảng 290 triệu lít sữa tươi/năm.
Giai đoạn 2 có vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng, công suất nhà 500 triệu lít sữa tươi/năm. Nhà máy sẽ được khởi công xây dựng vào tháng 9-2014 và dự kiến lễ khánh thành sẽ vào giữa quý III-2015. Dự kiến khoảng tháng 8-2015 máy sẽ có sản phẩm sữa tươi đầu tiên.
Phát biểu tại buổi lễ ký kết, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cho biết, Hoàng Anh Gia Lai hiện đang có trong tay quỹ đất lên tới 100.000 ha tại ba nước Việt Nam, Lào và Myanmar với điều kiện thuận lợi để áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp. Với quỹ đất sẵn có để trồng cỏ, bắp và cọ dầu, ông Đức cho rằng sẽ tiết kiệm ít nhất 70% chi phí thức ăn, cho bò.
Từ nguồn nguyên liệu sẵn có và cách sản xuất, kinh doanh khép kín bằng sự hợp tác giữa 3 công ty, ông Đoàn Nguyên Đức tự tin cho biết “liên minh” này có đủ điều kiện để hạ được giá thịt bò và sữa tươi trên thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, hàng chục tàu câu cá ngừ đại dương (CNĐD) bằng đèn (câu tay kết hợp ánh sáng) của ngư dân Khánh Hòa và các tỉnh lân cận đang nằm bờ. Nguyên nhân của tình trạng này là do chi phí tăng cao trong khi giá bán CNĐD thấp nên tàu câu không có lãi, thậm chí thua lỗ sau mỗi chuyến đi.

Tháng 7 năm ngoái, sản phẩm ớt Thanh Bình (Đồng Tháp) được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Ớt Thanh Bình”, đây được xem là bước đánh dấu cho sản phẩm này.

Bằng sự nhạy bén, năng động, mạnh dạn xây dựng mô hình sản xuất vườn - ao - chuồng - rừng (VACR) hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương, ông Lê Mộng Bảo đã làm giàu trên chính mảnh đất Lộc Thành nhiều gian khó.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 503 cơ sở và hộ gia đình gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký với hơn 340.000 cá thể, bao gồm các loài như: cá sấu, trăn, rắn, kỳ đà, rùa, nhím, nai, heo rừng, cầy hương, ba ba, tắc kè, chim trĩ...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai mô hình nâng cao hiệu quả kinh tế vùng sản xuất na tập trung tại xã Hoàng Tiến (Chí Linh - Hải Dương).