Bà con nông dân tập trung xuống giống lúa vụ Thu Đông năm 2015 theo hai đợt

Để chuẩn bị tốt việc gieo sạ lúa Thu Đông năm 2015 tập trung né rầy, hạn chế bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, do đó ngày 31/7/2015, Ban Chỉ đạo phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá và các dịch hại khác trên lúa đã có thông báo đến Ban Chỉ đạo các cấp và bà con nông dân cần phải tiến hành làm đất sớm, vệ sinh đồng ruộng thật kỹ, dọn sạch gốc rạ, sử dụng phân lân hạ phèn và hạn chế ngộ độc hữu cơ.
Bên cạnh đó, thông báo lịch xuống giống tập trung né rầy vụ Thu Đông năm 2015 theo hai đợt như sau:
- Đợt 1: Từ ngày 01/8 đến ngày 10/8/2015.
- Đợt 2: Từ ngày 15/8 đến 25/8/2015.
Riêng những vùng không thể xuống giống né rầy, phải xuống giống đồng loạt, tập trung dứt điểm trên cả cánh đồng để tránh gối vụ giữa Thu Đông 2015 và Đông Xuân 2015 - 2016 trong các tiểu vùng hoặc khu vực. Tuy nhiên, những nơi thu hoạch lúa Hè Thu sớm xong, một số nơi bà con nông dân đã gieo sạ lúa Thu Đông được 14.871 ha. Diện tích này bà con nông dân cần theo dõi thăm đồng thường xuyên để quản lý dịch hại không để phát sinh thành dịch nhất là bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá.
Tuyệt đối không được xuống giống nhiều trà lúa trên cùng một tiểu vùng.
Khi có rầy nâu trưởng thành di trú đến ruộng lúa với mật số cao (>3con/tép) trong giai đoạn lúa dưới 20 ngày tuổi, phải quản lý rầy chặt chẽ bằng cách phun thuốc đặc trị rầy theo nguyên tắc 04 đúng để giữ thiên địch trên đồng ruộng. Nếu mật số rầy di trú đến ruộng lúa thấp thì không phun thuốc trừ rầy mà phải chờ đến khi đợt rầy cám nở nếu mật số cao thì hãy xử lý. Chú ý hạn chế tối đa xử lý thuốc trừ sâu giai đoạn 40 ngày đầu của cây lúa.
Ngoài ra, phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình 3 giảm, 3 tăng, 1 phải 5 giảm, công nghệ sinh thái... nhằm giúp cây lúa khỏe và chống chịu tốt với rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, sử dụng các giống lúa chất lượng cao để gieo trồng...
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2009, Trạm Khuyến nông huyện Yên Bình (Yên Bái) đưa vào thử nghiệm mô hình nuôi ba ba gai tại 3 xã là Tân Nguyên, Bảo Ái và Yên Bình.

Thời gian gần đây, Công ty CP Mía đường Lam Sơn (đóng trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), thu mua mía của các hộ dân tại xã Thọ Hải, Thọ Xuân với giá thấp, khiến nhiều hộ có nguy cơ lỗ nặng. Do đó, nhiều người dân đã chặn đường, không cho xe vào bốc mía chở về công ty.

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì tính đến tới thời điểm này, toàn tỉnh Đắk Nông đã hoàn thành việc thả giống nuôi thủy sản với tổng diện tích là 1.300 ha. Hiện tại, bà con đang tích cực chăn nuôi theo hướng dẫn kỹ thuật của ngành chuyên môn nhằm phòng chống các loại bệnh trong mùa mưa.

Tại buổi làm việc với các bộ ngành liên quan đến nguồn vốn cho vay phát triển nghề cá tra vào chiều 15-1, tại TP Cao Lãnh, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp, cho biết trong năm 2012 các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã giải ngân cho người nuôi và các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu hơn 11.522 tỷ đồng, tăng đến 69% so với năm 2011.

Ông Lý Hồng Hởi (Bảy Hởi) ở ấp Lợi Hoà (xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) được nhiều người biết đến với nghề nuôi rắn và nhiều loại động vật hoang dã, quý hiếm khác như: dúi, nhím, cua đinh… tuy nhiên, hiện nay, bầy rắn sinh sản của ông Bảy Hởi mới là những cái “máy in tiền” cho ông khi ông cho sản xuất và kinh doanh con giống rắn.