Bà con nông dân tập trung xuống giống lúa vụ Thu Đông năm 2015 theo hai đợt

Để chuẩn bị tốt việc gieo sạ lúa Thu Đông năm 2015 tập trung né rầy, hạn chế bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, do đó ngày 31/7/2015, Ban Chỉ đạo phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá và các dịch hại khác trên lúa đã có thông báo đến Ban Chỉ đạo các cấp và bà con nông dân cần phải tiến hành làm đất sớm, vệ sinh đồng ruộng thật kỹ, dọn sạch gốc rạ, sử dụng phân lân hạ phèn và hạn chế ngộ độc hữu cơ.
Bên cạnh đó, thông báo lịch xuống giống tập trung né rầy vụ Thu Đông năm 2015 theo hai đợt như sau:
- Đợt 1: Từ ngày 01/8 đến ngày 10/8/2015.
- Đợt 2: Từ ngày 15/8 đến 25/8/2015.
Riêng những vùng không thể xuống giống né rầy, phải xuống giống đồng loạt, tập trung dứt điểm trên cả cánh đồng để tránh gối vụ giữa Thu Đông 2015 và Đông Xuân 2015 - 2016 trong các tiểu vùng hoặc khu vực. Tuy nhiên, những nơi thu hoạch lúa Hè Thu sớm xong, một số nơi bà con nông dân đã gieo sạ lúa Thu Đông được 14.871 ha. Diện tích này bà con nông dân cần theo dõi thăm đồng thường xuyên để quản lý dịch hại không để phát sinh thành dịch nhất là bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá.
Tuyệt đối không được xuống giống nhiều trà lúa trên cùng một tiểu vùng.
Khi có rầy nâu trưởng thành di trú đến ruộng lúa với mật số cao (>3con/tép) trong giai đoạn lúa dưới 20 ngày tuổi, phải quản lý rầy chặt chẽ bằng cách phun thuốc đặc trị rầy theo nguyên tắc 04 đúng để giữ thiên địch trên đồng ruộng. Nếu mật số rầy di trú đến ruộng lúa thấp thì không phun thuốc trừ rầy mà phải chờ đến khi đợt rầy cám nở nếu mật số cao thì hãy xử lý. Chú ý hạn chế tối đa xử lý thuốc trừ sâu giai đoạn 40 ngày đầu của cây lúa.
Ngoài ra, phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình 3 giảm, 3 tăng, 1 phải 5 giảm, công nghệ sinh thái... nhằm giúp cây lúa khỏe và chống chịu tốt với rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, sử dụng các giống lúa chất lượng cao để gieo trồng...
Có thể bạn quan tâm

Tại huyện Long Thành (Đồng Nai), hầu hết trong số 1.600 hécta bắp vụ hè - thu năm nay đều phát triển tốt, cho trái to, đều hạt với năng suất từ 5,5 đến hơn 8 tấn/hécta. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, bắp tươi bán tại rẫy chỉ có giá 3.800 đồng/kg, sau đó giảm xuống còn khoảng 2.800 đồng/kg.

Một công nhân của Xí nghiệp thoát nước số 3 (Công ty thoát nước Hà Nội) vừa đổ cá chết thu gom được trên Hồ vào xe thu gom rác vừa chia sẻ với chúng tôi: Từ sáng đến giờ (15.30 phút ngày 15-9) chúng tôi đã vớt đến cả tấn cá chết. Lượng cá chết vài hôm trước chỉ rải rác, nhưng sáng hôm nay tăng đột biến, chúng tôi phải huy động thêm công nhân đến vớt cá chết".

Hà Nội có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) lớn, song có một thực tế là hiện nay, nhiều người nông dân vẫn băn khoăn, lo lắng vì nguồn giống chưa đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. Không ít hộ nuôi trồng thủy sản ngậm ngùi nếm "trái đắng" bởi mua phải giống kém chất lượng trên thị trường.

“Đây là mô hình đáp ứng được nhu cầu cải thiện cuộc sống của nhiều nông dân nghèo, thiếu đất sản xuất và góp phần giải quyết việc làm. Đây cũng được xem là mô hình lý tưởng giúp nông dân vươn lên khá giả, ổn định cuộc sống” – anh Trương Văn Ước (ngụ ấp Hòa Bình 3, xã Hòa Lạc, Phú Tân, An Giang) tâm đắc khi nói về nghề nuôi ếch đã giúp gia đình anh đổi đời.

Nhiều đối tượng nuôi cho hiệu quả kinh tế cao như: cá rô phi, ba ba, tôm càng xanh… đặc biệt con cá lóc bông được thị trường ưa chuộng đem lại thu nhập cao, ổn định, được xác định là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của nông dân Nghĩa Hưng.