Bà con nông dân tập trung xuống giống lúa vụ Thu Đông năm 2015 theo hai đợt

Để chuẩn bị tốt việc gieo sạ lúa Thu Đông năm 2015 tập trung né rầy, hạn chế bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, do đó ngày 31/7/2015, Ban Chỉ đạo phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá và các dịch hại khác trên lúa đã có thông báo đến Ban Chỉ đạo các cấp và bà con nông dân cần phải tiến hành làm đất sớm, vệ sinh đồng ruộng thật kỹ, dọn sạch gốc rạ, sử dụng phân lân hạ phèn và hạn chế ngộ độc hữu cơ.
Bên cạnh đó, thông báo lịch xuống giống tập trung né rầy vụ Thu Đông năm 2015 theo hai đợt như sau:
- Đợt 1: Từ ngày 01/8 đến ngày 10/8/2015.
- Đợt 2: Từ ngày 15/8 đến 25/8/2015.
Riêng những vùng không thể xuống giống né rầy, phải xuống giống đồng loạt, tập trung dứt điểm trên cả cánh đồng để tránh gối vụ giữa Thu Đông 2015 và Đông Xuân 2015 - 2016 trong các tiểu vùng hoặc khu vực. Tuy nhiên, những nơi thu hoạch lúa Hè Thu sớm xong, một số nơi bà con nông dân đã gieo sạ lúa Thu Đông được 14.871 ha. Diện tích này bà con nông dân cần theo dõi thăm đồng thường xuyên để quản lý dịch hại không để phát sinh thành dịch nhất là bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá.
Tuyệt đối không được xuống giống nhiều trà lúa trên cùng một tiểu vùng.
Khi có rầy nâu trưởng thành di trú đến ruộng lúa với mật số cao (>3con/tép) trong giai đoạn lúa dưới 20 ngày tuổi, phải quản lý rầy chặt chẽ bằng cách phun thuốc đặc trị rầy theo nguyên tắc 04 đúng để giữ thiên địch trên đồng ruộng. Nếu mật số rầy di trú đến ruộng lúa thấp thì không phun thuốc trừ rầy mà phải chờ đến khi đợt rầy cám nở nếu mật số cao thì hãy xử lý. Chú ý hạn chế tối đa xử lý thuốc trừ sâu giai đoạn 40 ngày đầu của cây lúa.
Ngoài ra, phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình 3 giảm, 3 tăng, 1 phải 5 giảm, công nghệ sinh thái... nhằm giúp cây lúa khỏe và chống chịu tốt với rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, sử dụng các giống lúa chất lượng cao để gieo trồng...
Có thể bạn quan tâm
Ngày 13/4, ông Nguyễn Đức Tài, Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), cho biết, địa phương đang xây dựng mô hình hỗ trợ cho người nông dân chăn nuôi bò sữa.

Trong khi nhiều hộ nuôi heo rừng ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) khó nắm bắt kỹ thuật nuôi heo rừng thuần chủng và lúng túng trong việc tìm đầu ra thì ông Trần Văn Hiến (thôn Thạnh Đức) đã không ngừng tìm tòi, học hỏi để phát triển quy mô đàn heo rừng lên đến hàng trăm con, trở thành gia đình nuôi heo rừng có quy mô lớn tại huyện miền núi này.

Xác định tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm là một trong những biện pháp chủ lực, quan trọng hàng đầu trong phòng, chống dịch bệnh nên trong vụ xuân năm 2015, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các địa phương thực hiện công tác tiêm phòng một cách quyết liệt.

Ông Trần Nguyễn Hồ ở ấp Long Thành, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, nổi tiếng với mô hình chăn nuôi theo quy mô trang trại công nghiệp, an toàn sinh học và là một gương nông dân làm giàu theo hướng sản xuất hàng hóa với danh hiệu "vua chim cút".

Sau 3 tháng triển khai dự án chăn nuôi gà thả đồi tại xã Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai) với tổng đàn gần 7.000 con, bước đầu đã khẳng định phù hợp với điều kiện chăn nuôi, tỷ lệ sống cao và tốc độ sinh trưởng nhanh. Dự án đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương vươn lên làm giàu.