Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bà chủ trại gà Tám Lợi

Bà chủ trại gà Tám Lợi
Ngày đăng: 11/09/2015

Năm 1993 ở tuổi 30, vợ chồng bà có hoàn cảnh kinh tế rất eo hẹp. Bà cùng chồng xin đất đóng từng viên gạch đốt lò rồi xây lên căn nhà nhỏ rìa cánh đồng.

Chính căn hộ 15 m2 cấp 4 đã thôi thúc ước mơ phát triển kinh tế gia đình để xóa đói, giảm nghèo. Số vốn trong tay lúc đó của vợ chồng bà chỉ vỏn vẹn 1,2 vạn viên gạch. Bà nhận thấy nếu chỉ cấy lúa, trồng khoai thì rất khó thoát nghèo nên bà chọn chăn nuôi để bứt phá với phương thức lấy ngắn nuôi dài.

Bắt tay vào chăn nuôi bà chỉ đầu tư được 40 con gà thịt tương đương 1,2 triệu đồng. Từ đó bà nhanh cóng phát triển lên 70 con, 100 con, 200 con rồi 500 con. Đến năm 1997 nhờ chính quyền địa phương cùng ngành chuyên môn của huyện cho phép bà xây dựng trại gà thịt thương phẩm với quy mô 3.000 con trên diện tích 700 m2 đất ruộng.

Đến năm 2000, bà Tám xây dựng một trại lợn nái F1 với số lượng 100 con nhằm phát triển kinh tế cho gia đình mình và làm mô hình để giúp các hộ nông dân khác tự tin phát triển chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp.

 Năm 2002, nhận thấy thị trường trong nước vẫn tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi từ nước ngoài (trứng Trung Quốc), bà thực hiện xây dựng trang trại nuôi gà đẻ trứng theo hướng công nghiệp. Việc đầu tư ban đầu gặp không ít khó khăn về kinh nghiệm, vốn, kỹ thuật, phương thức chăn nuôi…

Đầu năm 2004 đại dịch cúm gia cầm xảy ra và gia đình bà bị thiệt hại đáng kể. Không chịu thua lỗ, bà quyết tâm khắc phục và khôi phục lại đàn. Bà hăng hái học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm tái đàn từ các kỹ sư chăn nuôi, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch tiên tiến kết hợp với các kinh nghiệm sẵn có của cha ông (cho gà uống nước tỏi 1 lần/tuần).

Kết quả là trang trại đã khống chế được dịch cúm gia cầm không để dịch tái xuất hiện và trại gà của bà lại trở lại hoạt động bình thường vào cuối năm 2005. Nhờ nhanh nhạy trong chăn nuôi, áp dụng các công nghệ tiên tiến và nắm bắt được xu thế phát triển kinh tế, bà Tám chọn hướng đi cho trang trại gà của mình là SX theo hướng hàng hóa lớn với công nghệ cao.

Đến năm 2008 bà đã mở rộng trại gà lên tới trên 40.000 m2, trong đó diện tích chuồng trại là trên 12.000 m2. Giống gà cũng được thay đổi và nâng cấp để tăng chất lượng. Bà tập trung chăn nuôi giống gà đẻ trứng thương phẩm CP Brown. Tổng đàn gà lúc đó lên tới 150.000 con gà đẻ. 

Do thay đổi phương pháp và cách làm ăn nên lợi nhuận thu được rất cao, lên đến cả tỷ đồng/năm. Trại gà Tám Lợi của bà giải quyết công ăn việc làm với mức lương ổn định cho gần 200 lao động.


Có thể bạn quan tâm

Bỏ trồng lúa để nuôi cá, trồng cỏ voi Bỏ trồng lúa để nuôi cá, trồng cỏ voi

Mặc dù đất quy định để trồng lúa, nhưng vài năm qua nhiều nông dân TP.HCM đã không trồng lúa trên diện tích đó mà chuyển sang nuôi, trồng các loại cây, con khác.

23/11/2015
Nhiều vườn lan tiền tỷ giữa Sài thành Nhiều vườn lan tiền tỷ giữa Sài thành

Ở TP. HCM xuất hiện ngày càng nhiều mô hình nông nghiệp đô thị với giá trị sản xuất tới cả tỷ đồng/ha mỗi năm, nổi bật là mô hình sản xuất hoa lan với nhiều vườn lan tiền tỷ. Đây được coi là hướng chuyển đổi sản xuất nông nghiệp đô thị phù hợp trong điều kiện hiện nay.

23/11/2015
Công nghệ mới trong nuôi cá biển Công nghệ mới trong nuôi cá biển

Phát triển cá lồng trên biển đang tạo giá trị lớn cho người dân. Tuy nhiên, hạn chế là vấn đề thiệt hại trong nuôi trồng vẫn cao; việc đưa ra giải pháp về quy hoạch lại vùng nuôi, kiểm soát mức độ cho ăn, con giống… được quan tâm hàng đầu hiện nay.

23/11/2015
Người Mường thu tiền tỷ từ trồng cam Người Mường thu tiền tỷ từ trồng cam

Nằm gọn trong thung lũng của xã Thu Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình), trên diện tích khiêm tốn chỉ khoảng 4,3ha đất trồng lúa và một ít diện tích đất đồi, nhưng nhiều hộ dân thôn Vỏ 1 đã đổi đời, thậm chí có người thu tiền tỷ từ trồng cam.

23/11/2015
Việt kiều về quê đầu tư 200 tỷ đồng, mở lối ra cho trái cây Việt kiều về quê đầu tư 200 tỷ đồng, mở lối ra cho trái cây

Nhìn một người Việt quần áo bạc thết, quần quật với chuyện thiết kế, xây dựng, mấy ai biết đó là một người Đức gốc Việt đang đầu tư nhà máy sấy trái cây ở Thanh Bình, Đồng Tháp.

23/11/2015