Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ba Chẽ (Quảng Ninh) Bảo Tồn, Phát Triển Cây Trà Hoa Vàng

Ba Chẽ (Quảng Ninh) Bảo Tồn, Phát Triển Cây Trà Hoa Vàng
Ngày đăng: 19/05/2014

Từ nhiều năm nay, người cao tuổi ở các xã trong huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đều đã biết về cây chè hoa vàng dùng để nấu nước uống giống như cây chè xanh bình thường. Đây là loài cây mọc tự nhiên trong rừng.

Theo tài liệu “Cây thuốc sạch của Việt Nam cho sức khoẻ cộng đồng” của Công ty TNHH Cây thuốc Việt Nam thì trà hoa vàng hiện mới chỉ thấy có ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam. Chúng có hình dáng gần giống cây chè xanh và sinh sống trong các khu rừng có độ ẩm, có độ cao dưới 500m.

Cây trà hoa vàng đâm lộc khoảng từ tháng 4 đến tháng 5, tháng 11 bắt đầu nở hoa có đường kính 5-6cm rất đẹp. Trà hoa vàng ưa khí hậu nóng ẩm, bên bờ suối có bóng râm, nên rất thích hợp ở vùng cao Ba Chẽ, vì nơi đây có con sông Ba Chẽ khí hậu ẩm ướt.

Trước đây người ta chỉ biết trà hoa vàng nấu lấy nước uống ngon, người khoẻ mạnh ăn được nhiều cơm, đêm ngủ ngon giấc. Ngày nay, trà hoa vàng được các nhà khoa học chứng minh có khả năng kiềm chế được sự sinh trưởng của khối u, giảm cholesterol trong máu, chữa xơ cứng động mạch do lượng mỡ trong máu cao, giúp hạ đường trong huyết áp. Bởi vậy giá hoa trà rất cao, hiện bán ở Ba Chẽ là 15 triệu đồng/kg hoa khô.

Có một thời người dân các xã vùng cao ở Ba Chẽ đổ xô vào rừng để tìm trà hoa vàng, họ đào rễ bán cả cây cho thương lái thu gom mang sang bên kia biên giới.

Để tránh người dân khai thác mang tính huỷ diệt, một số hộ ở các xã Đạp Thanh, Đồn Đạc (Ba Chẽ) đã đứng ra bao tiêu thu mua cây trà để tránh thất thoát ra nước ngoài, mất giống trà quý ở Việt Nam. Người trồng trà theo hướng bảo tồn đầu tiên ở huyện Ba Chẽ là anh Nịnh Văn Chắng (thôn Khe Sa, xã Đạp Thanh). Anh Chắng hiện trồng 2ha trà với 3.300 cây và đã cho thu hoạch được 1 vụ.

Trước đây, anh Chắng cũng chưa hiểu hết giá trị của trà hoa vàng, nhưng sau khi sử dụng anh nhận thấy đây là loài cây chữa bệnh rất tốt. Từ năm 2006 đến nay, anh Chắng đứng ra thu mua trà hoa vàng của người dân xã Đạp Thanh và các xã lân cận lấy từ rừng về, để phát triển trên khu vực đất nhà mình.

Anh Chắng cho biết: Cây trà hoa vàng rất dễ trồng, vì đây là cây bản địa phù hợp với thổ nhưỡng của Ba Chẽ. Trà trồng 3 năm cho thu hoạch, 1 cây có thể cho 1kg hoa tươi/vụ, 1ha trà cho khoảng 250kg hoa tươi. Với giá bán hiện nay, người trồng trà có thể thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Đến nay, ở Ba Chẽ đã có thêm nhiều hộ dân đứng ra thu mua cây trà giống để bảo tồn và phát triển kinh tế, rồi tìm biện pháp nhân rộng. Năm 2013, huyện chỉ có khoảng 4ha trồng trà hoa vàng, tập trung chủ yếu ở xã Đạp Thanh. Cây trà hoa vàng đang được Đạp Thanh dự tính chọn là sản phẩm trong chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của xã.

Năm nay, đã có hơn 40 hộ ở các xã trong huyện đăng ký với Phòng NN&PTNT huyện phát triển diện tích trà hoa vàng lên 52ha. Bà con tham gia mô hình này được huyện hỗ trợ 50% giá giống. Có điều, giống trà hiện còn rất ít trong tự nhiên, nên cần có hướng hỗ trợ phát triển trà giống để những người hiện trồng trà không hái hết hoa, mà để cây ra quả, lấy giống.

Ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Không giống như nhiều loài cây khác rất khó về đầu ra, cây trà hoa vàng tiêu thụ rất tốt, thậm chí không có mà bán. Vấn đề là làm sao bảo tồn được giống…


Có thể bạn quan tâm

Giải pháp nâng chất lượng đàn trâu Giải pháp nâng chất lượng đàn trâu

Hiện ở nhiều vùng quê, nông dân đang phát triển, nhân đàn trâu, bởi thị trường tiêu thụ khá thuận lợi. Để nâng cao hiệu quả nghề chăn nuôi trâu hàng hóa, việc đảm bảo nguồn giống chất lượng đóng vai trò quan trọng nhằm tăng sản lượng thịt. Đây là yêu cầu cấp thiết cho nghề chăn nuôi trâu phát triển bền vững.

02/06/2015
Bình Định đầu tư dự án chăn nuôi chất lượng cao Bình Định đầu tư dự án chăn nuôi chất lượng cao

UBND tỉnh Bình Định đã chấp thuận chủ trương và giới thiệu địa điểm đầu tư Dự án Chăn nuôi bò giống và bò thịt trên địa bàn tỉnh do Công ty Cổ phần Đầu tư chăn nuôi Bình Hà làm chủ đầu tư.

02/06/2015
Nuôi thử nghiệm giống vịt xiêm Pháp theo hướng an toàn sinh học Nuôi thử nghiệm giống vịt xiêm Pháp theo hướng an toàn sinh học

Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Bạc Liêu đã triển khai thử nghiệm mô hình nuôi vịt xiêm Pháp theo hướng an toàn sinh học, sử dụng đệm lót Balasa, với quy mô 500 con vịt xiêm Pháp, tại 5 huyện Giá Rai, Phước Long, Hòa Bình, Vĩnh Lợi và Hồng Dân.

02/06/2015
Nuôi tôm hùm ở Lý Sơn hiệu quả nhưng cần thận trọng Nuôi tôm hùm ở Lý Sơn hiệu quả nhưng cần thận trọng

Nuôi tôm hùm xuất khẩu đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao được ngư dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đầu tư nhân rộng.

02/06/2015
Hàng vạn con tôm giống chết vì bệnh đốm trắng Hàng vạn con tôm giống chết vì bệnh đốm trắng

Từ đầu tháng 5 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện bệnh đốm trắng trên tôm, làm cho hàng vạn con tôm giống khoảng 30 - 40 ngày tuổi bị chết. Điển hình như tại hộ nuôi của các anh Phan Văn Tài, Lê Xuân Sửu, Lê Xuân Thắng (đều trú tại thôn 6 xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên), với 27 vạn con tôm giống nuôi trên diện tích 0,72 ha bị chết.

02/06/2015