Ba Bí Quyết Thành Công Trong Xuất Khẩu Gạo Của Ấn Độ

Ấn Độ hiện là nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.
Theo Hiệp hội xuất khẩu gạo Ấn Độ, thành công trong xuất khẩu gạo của Ấn Độ dựa trên ba yếu tố. Đó là chất lượng gạo Basmati đứng hàng đầu, diện tích trồng lúa nhiều nhất thế giới (7 triệu ha) và gạo Non-basmati có giá cả cạnh tranh.
Ấn Độ hiện là nước xuất khẩu gạo số 1 toàn cầu và dự kiến sẽ xuất khẩu 11 triệu tấn gạo trong năm 2014.
Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc cũng cho rằng, Ấn Độ vẫn sẽ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất, thứ hai là Việt Nam với ước tính khoảng 7,8 triệu tấn, và Thái Lan giữ vị trí thứ ba khoảng 7,7 triệu tấn do cuộc khủng hoảng chính trị làm ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của nước này.
Hiện Nga, Ả rập Saudi, Indonesia và Nigeria là những nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Ấn Độ.
Mặc dù giá gạo Basmati tăng 20% so với cùng kỳ năm 2012, đã có lúc chạm mức 1300 USD/tấn, nhưng, giá có thể sẽ giảm nhẹ trong năm nay.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, xã Hoằng Đông (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) đã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, điển hình như mô hình ớt xuất khẩu trồng 2 vụ/năm.

“Không có vốn, nông dân nỗ lực đến mấy cũng đành bó tay. Vùng tôm này ra đời đã hàng chục năm, song mới thực sự khởi sắc dăm ba năm trở lại đây, khi Phòng Giao dịch Hòa Sơn thuộc Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hòa Vang (Đà Nẵng) giải ngân cho vay số tiền lớn”, ông Mai Phước Binh, Chi hội trưởng Chi hội Nghề nghiệp nuôi tôm nước lợ thôn Trường Định, xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang), tổ trưởng tổ vay vốn cho biết.

Lực lượng Kiểm ngư cùng các lực lượng chức năng khác luôn túc trực và sẵn sàng hỗ trợ cho ngư dân hoạt động trên các ngư trường thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Là công nhân cơ khí tại Nhà máy Z195, với đồng lương ít ỏi, không đủ trang trải cuộc sống, anh Trịnh Hồng Hiền ở xã Hợp Châu (Tam Đảo - Vĩnh Phúc) đã nuôi ý định làm giàu trên chính mảnh đất ông cha để lại.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đến ngày 9/5, trên địa bàn tỉnh có 49,3 ha tôm nuôi bị chết, do bệnh môi trường và đốm trắng; làm chết khoảng 8 triệu con tôm giống, thả nuôi từ 40-50 ngày tuổi.