Ba Bí Quyết Thành Công Trong Xuất Khẩu Gạo Của Ấn Độ

Ấn Độ hiện là nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.
Theo Hiệp hội xuất khẩu gạo Ấn Độ, thành công trong xuất khẩu gạo của Ấn Độ dựa trên ba yếu tố. Đó là chất lượng gạo Basmati đứng hàng đầu, diện tích trồng lúa nhiều nhất thế giới (7 triệu ha) và gạo Non-basmati có giá cả cạnh tranh.
Ấn Độ hiện là nước xuất khẩu gạo số 1 toàn cầu và dự kiến sẽ xuất khẩu 11 triệu tấn gạo trong năm 2014.
Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc cũng cho rằng, Ấn Độ vẫn sẽ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất, thứ hai là Việt Nam với ước tính khoảng 7,8 triệu tấn, và Thái Lan giữ vị trí thứ ba khoảng 7,7 triệu tấn do cuộc khủng hoảng chính trị làm ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của nước này.
Hiện Nga, Ả rập Saudi, Indonesia và Nigeria là những nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Ấn Độ.
Mặc dù giá gạo Basmati tăng 20% so với cùng kỳ năm 2012, đã có lúc chạm mức 1300 USD/tấn, nhưng, giá có thể sẽ giảm nhẹ trong năm nay.
Có thể bạn quan tâm

Đó là kết quả khảo sát mới nhất do Hiệp hội Cá tra Việt Nam công bố. Đến tháng 4-2015, địa phương đứng đầu về diện tích thả nuôi cá tra tại ĐBSCL là Đồng Tháp (393 héc-ta, sản lượng 125.362 tấn), kế đến là Bến Tre (221 héc-ta, sản lượng 40.570 tấn), An Giang xếp thứ 3 (170 héc-ta, sản lượng 69.512 tấn), đứng sau là Cần thơ (109 héc-ta, sản lượng 34.552 tấn).

Theo báo cáo của UBND TP Móng Cái (Quảng Ninh), tính đến thời điểm ngày 3-6, diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh trên địa bàn thành phố là 280,42 ha/1020 ha; số hộ bị ảnh hưởng là 383 hộ.

Sau những cơn mưa đầu mùa, người dân ở các huyện phía đông của tỉnh Tiền Giang soi ếch đồng bán được giá cao kỷ lục so với những mùa mưa trước đây. Hiện một kg ếch ở các chợ xã, huyện trong tỉnh được thương lái thu mua với giá 100.000 - 110.000 đồng/kg, sau đó bán lại với giá từ 130.000 - 150.000 đồng/kg.

Thu nhập 6 triệu đồng/lần xuất chuồng bán là lợi nhuận có được từ mô hình nuôi thỏ New Zealand của anh Hồ Hoàng Tân, khu vực 2, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ (ảnh).

Nghệ An là một trong số ít địa phương có số lượng gấu nuôi nhốt nhiều nhất cả nước vì có lợi nhuận cao. Tuy nhiên, gần đây do nhu cầu dùng mật gấu không còn nhiều, cộng thêm các quy định về quản lý và bảo vệ loài động vật này nên số lượng gấu nuôi giảm nhanh chóng. Điều đáng buồn là số gấu nuôi giảm không phải do được trả về lại môi trường tự nhiên, mà giảm vì bị giết thịt nấu cao…