Ba Bí Quyết Thành Công Trong Xuất Khẩu Gạo Của Ấn Độ

Ấn Độ hiện là nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.
Theo Hiệp hội xuất khẩu gạo Ấn Độ, thành công trong xuất khẩu gạo của Ấn Độ dựa trên ba yếu tố. Đó là chất lượng gạo Basmati đứng hàng đầu, diện tích trồng lúa nhiều nhất thế giới (7 triệu ha) và gạo Non-basmati có giá cả cạnh tranh.
Ấn Độ hiện là nước xuất khẩu gạo số 1 toàn cầu và dự kiến sẽ xuất khẩu 11 triệu tấn gạo trong năm 2014.
Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc cũng cho rằng, Ấn Độ vẫn sẽ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất, thứ hai là Việt Nam với ước tính khoảng 7,8 triệu tấn, và Thái Lan giữ vị trí thứ ba khoảng 7,7 triệu tấn do cuộc khủng hoảng chính trị làm ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của nước này.
Hiện Nga, Ả rập Saudi, Indonesia và Nigeria là những nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Ấn Độ.
Mặc dù giá gạo Basmati tăng 20% so với cùng kỳ năm 2012, đã có lúc chạm mức 1300 USD/tấn, nhưng, giá có thể sẽ giảm nhẹ trong năm nay.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, Bộ NNPTNT đã đưa ra kế hoạch sẽ “nâng cấp” vụ đông thành vụ sản xuất chính trong năm với mục tiêu sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn để nâng cao đời sống nông dân. Vậy vụ đông sẽ được phát triển ra sao?

Lúa mùa tại đồng bằng Bắc Bộ đang trong thời gian xuôi quả, đỏ đuôi. Vào thời gian này, nếu lúa gặp mưa lớn gây ngập úng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến năng suất.

Vài năm trở lại đây, hàng loạt mặt hàng nông sản ế ẩm của nông dân Tây Nguyên được một phụ nữ và các bạn của cô nỗ lực đưa lên mạng để tìm hướng tiêu thụ.

Xung quanh chủ trương chuyển vụ đông thành vụ chính, phóng viên NTNN đã phỏng vấn ông Ma Quang Trung- Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT). Ông Trung cho biết, hiện Bộ đang hoàn thiện dự thảo sửa đổi Quyết định 580 để mở rộng hỗ trợ chuyển đổi đất lúa sang các cây trồng khác, dự kiến sẽ được thông qua trước vụ đông.

Việc cơ quan chức năng xử lý chưa nghiêm đã dẫn tới tình trạng các chất bị cấm sử dụng, các chất tạo nạc vẫn được dùng tràn lan trong chăn nuôi. Nhiều ý kiến cho rằng, cần hình sự hóa hành vi buôn bán, sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi.