Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ba Ba Sốt Giá, Người Dân Vẫn Thờ Ơ Ở Khánh Hòa

Ba Ba Sốt Giá, Người Dân Vẫn Thờ Ơ Ở Khánh Hòa
Ngày đăng: 23/05/2013

Tuy giá ba ba đang “sốt” nhưng người nuôi vẫn dửng dưng bởi thị trường bấp bênh, một thời gian dài rơi vào trầm lắng.

Càng nuôi càng lỗ

Phong trào nuôi ba ba rộ lên những năm 2005 - 2006. Lúc đó, nhiều hộ xây hồ, đào ao nuôi ba ba với mong muốn làm giàu nhanh chóng, bởi đây là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, không bao lâu sau, thị trường tiêu thụ này giảm dần khiến nhiều người nuôi ba ba lỗ nặng. Ông Trần Văn Sơn (xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) cho biết: “Những năm trước, thấy ba ba có giá (175.000 đồng/kg), tôi xây hồ nuôi với diện tích khoảng 30m2, bình quân mỗi năm xuất bán 500 - 600 con, tương đương 500 - 600kg, thu nhập 70 - 80 triệu đồng. Tuy nhiên, được một thời gian, thị trường xuống dốc, thương lái không ai tới mua, giá rớt chỉ còn 100.000 - 110.000 đồng/kg. Nuôi nhiều lỗ vốn nên tôi chỉ làm cầm chừng”.

Ông Nguyễn Văn Quang (thôn Dầu Sơn, xã Suối Tân, huyện Cam Lâm) cũng là hộ nuôi nhiều ba ba thương phẩm. Ông Quang cho biết, giai đoạn 2005 - 2006, ông nuôi tới 4.000 con. Tuy nhiên, đến khi xuất bán, giá ba ba giảm mạnh, không có người mua. Ông Quang phải đi chào hàng tận Hà Nội, bị thương lái ép giá chỉ còn hơn 100.000 đồng/kg. Tuy lỗ nhưng ông vẫn phải bán để vớt vát chi phí đầu tư. Theo ông Quang, ba ba không khó nuôi nhưng nếu không am hiểu kỹ thuật có thể dẫn đến thất thoát lớn. Nhiều người nuôi ba ba tại Suối Tân đã lỗ nặng nên phải chuyển sang đối tượng nuôi khác.

Không bị ảnh hưởng nhiều về giá nhưng ba ba của ông Trần Lại (xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh) lại bị chết non do mắc bệnh nấm. “Lúc đó, tôi đầu tư bể nuôi khoảng 20m2, kinh phí 5 triệu đồng, mua 200 con giống về thả. Tuy nhiên, khi ba ba chuẩn bị xuất bán thì mắc bệnh nấm. Cả đàn ba ba nhanh chóng ra đi, tôi lỗ 15 triệu đồng...”, ông Lại chia sẻ.

Người nuôi dửng dưng

Vì lỗ nhiều nên từ đó, người nuôi không muốn duy trì trại nuôi. Hiện nay, tìm về các vùng nuôi ba ba trong tỉnh, chúng tôi chỉ thấy cảnh ao khô, hồ cạn. Ông Quang cho biết, đầu ra không có, giá ba ba tụt giảm mạnh, chỉ còn trên dưới 100.000 đồng nên người nuôi ngán ngẩm. Tại xã Suối Tân, trước đây có hơn 10 hộ nuôi, quy mô lên đến hàng chục ngàn con, nhưng hiện nay chẳng còn ai nuôi. Ông Quang cũng chuyển sang nuôi cá nước ngọt từ nhiều năm nay. Dẫu biết hiện nay, giá ba ba đang “sốt” nhưng ông Quang vẫn không màng. Ông Sơn tuy vẫn duy trì nuôi nhưng số lượng chỉ còn hơn 100 con. Ông cho biết, hiện nay, giá ba ba thịt tại thị trường 220.000 đồng/kg, tại nhà hàng 360.000 đồng/kg. Với giá này, người nuôi ba ba lời khá, tuy nhiên hiện nay, số hộ “treo ao” lên tới 80 - 90%.

Ông Vũ Đình Bình - Trưởng phòng Kỹ thuật tổng hợp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, một thời gian dài, thị trường Trung Quốc không ăn hàng đã làm cho nghề nuôi ba ba thoái trào, nhiều hộ bỏ nghề. Hiện nay, giá ba ba đang “sốt” do thị trường khan hàng, thị trường xuất khẩu có dấu hiệu thu mua trở lại. Trước thực trạng này, người nuôi cần bình tĩnh, tỉnh táo trước những đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, vốn đầu tư lớn. Nếu không có kế hoạch, hợp đồng sản xuất thì chỉ dừng lại ở việc nuôi quy mô nhỏ...


Có thể bạn quan tâm

Đồng Tháp phát triển thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm xoài Đồng Tháp phát triển thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm xoài

Văn phòng UBND tỉnh vừa tổ chức Hội thảo sản xuất và tiêu thụ xoài. Hội thảo do Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đồng chủ trì. Đại diện các sở, ngành, một số hợp tác xã và doanh nghiệp kinh doanh tiêu thụ xoài trên địa bàn tỉnh tham gia hội thảo.

22/08/2015
Hoạt động khai thác đồn đột dừa chưa có sự quản lý Hoạt động khai thác đồn đột dừa chưa có sự quản lý

Chẳng mấy ai rõ về giá trị thực của con đồn đột dừa, nhưng vẫn đổ xô đi tìm nó ở đáy biển vì có người thu mua giá cao. Việc gia tăng khai thác đồn đột dừa tự phát như hiện nay, đã đến lúc cần có sự quản lý của cơ quan chức năng.

22/08/2015
Trở thành tỉ phú nhờ nuôi chim quý Trở thành tỉ phú nhờ nuôi chim quý

Tốt nghiệp cao đẳng và đi làm một thời gian nhưng không khá nổi, anh Trương Văn Phúc (30 tuổi, ngụ ấp 2, xã Tân Tây, H.Gò Công Đông, Tiền Giang) bỏ về quê... xúi gia đình bán con bò lấy 4 triệu đồng để đầu tư nuôi gà sao.

22/08/2015
Cung ứng trâu, bò giống những khó khăn ít biết Cung ứng trâu, bò giống những khó khăn ít biết

Năm 2015, Trung tâm Phát triển chăn nuôi (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) ký hợp đồng với Chi nhánh Viễn thông quân đội Viettel Điện Biên cung cấp 1.300 con bò giống cho chương trình “Chung tay vì cộng đồng và Bò giống giúp người nghèo biên giới”. Sau khi cấp lô bò giống 20 con cho người nghèo xã Quảng Lâm (huyện Mường Nhé) một thời gian thì tại địa bàn này xảy ra dịch bệnh lở mồm long móng.

22/08/2015
Ra mắt tổ hợp tác nông dân sản xuất tập trung lớn trên 10ha Ra mắt tổ hợp tác nông dân sản xuất tập trung lớn trên 10ha

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan vừa tham dự và phát biểu tại buổi lễ ra mắt tổ hợp tác (THT) nông dân sản xuất tập trung lớn trên 10ha tại xã Mỹ Hòa (huyện Tháp Mười).

22/08/2015