Australia trả lại ngao Việt Nam vì chứa chất cấm

Cụ thể, trong tháng 7/2015, Bộ Nông nghiệp Australia kiểm soát và xác định những lô hàng thực phẩm có chất cấm, gây nguy cơ cao hoặc trung bình cho sức khỏe cộng đồng.
Trong đó, có mặt hàng ngao (Whole shell Clam) là thực phẩm nhập khẩu từ Việt Nam.
Qua kiểm tra, chất cấm trong lô hàng ngao này là E.coli.
Được biết, E.coli vốn là những vi khuẩn thường trực trong nguồn nước tự nhiên, đặc biệt là những nguồn nước kém vệ sinh. Tất cả những sinh vật sống dưới nước ngao, sò, ốc, hến, cá… đều là vật chủ trung gian của khuẩn tả này.
Nếu không được làm đúng cách sẽ là nguồn lây nhiễm rất nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe: sán lá gan/lá phổi gây viêm, áp xe gan phổi, viêm não, màng não…
Vì vậy, theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, những lô hàng bị phát hiện nhiễm E.coli sẽ không được phép bán tại Australia.
Đồng thời, nhà nhập khẩu phải hủy hoặc tái xuất về nước xuất xứ dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng Úc. Các lô hàng tiếp theo sẽ bị kiểm tra 100% cho đến khi đạt tiêu chuẩn quy định.
Có thể bạn quan tâm

Hội nông dân (ND) tỉnh vừa trao 1.000 hom giống thanh long ruột đỏ Long Định L1-H14 trị giá 15 triệu đồng cho 6 hộ hội viên thôn Lò Vôi, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ.

Đó là mục tiêu của chương trình hợp tác giữa Tổ chức Phát triển nông nghiệp quốc tế của Liên Hợp Quốc (IPAD) và các tổ chức nông dân khu vực châu Á và Thái Bình Dương giai đoạn II. Hội thảo khởi động chương trình được IPAD và T.Ư Hội NDVN tổ chức ngày 27.3 tại Hà Nội.

Việt Nam là nước nông nghiệp truyền thống. Đây là thế mạnh, nhưng cũng là điểm yếu nếu ta tưởng rằng đã biết quá rõ về nông nghiệp và không thấy cần phải thay đổi.

Với số vốn một tỷ đồng, bà Lê Thùy Hương cùng đối tác Nhật đang dồn sức cho kế hoạch trồng dâu tây trên cao nguyên Mộc Châu, ước tính đem lại cho gia đình hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nuôi tôm đã khó, việc đảm bảo chất lượng tôm thương phẩm cũng đóng vai trò quan trọng để bảo vệ giá trị mặt hàng này. Trước tình hình tôm nuôi bị thiệt hại diễn ra phức tạp, việc giảm áp lực môi trường ao nuôi, vùng nuôi do sử dụng thuốc, hóa chất đối với vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh qua nhiều năm nuôi liên tiếp, đã nhanh chóng làm lão hóa môi trường ao nuôi là điều khó tránh khỏi.