Australia - Giun Biển Lọc Nước Cho Tôm Nuôi

Tiến sĩ Paul Palmer- nhà sinh học kì cựu của chính phủ Queensland- cùng với Bộ Nông, Lâm , Ngư nghiệp và Trung tâm nghiên cứu Đảo Bribie (BIRC) đã nhận 1 khoảng trợ cấp 245.000 đô la để tiếp tục dự án 5 năm của mình trong việc dùng giun biển để lọc nước nhánh sông thải ra từ tôm nuôi. Những nền cát được dự trữ với 1 loài giun cát ở Vịnh Moreton. Dòng chảy từ những ao nuôi tôm được chảy qua phần bề mặt của lớp cát. Loài giun biển này ăn các chất dinh dưỡng và tảo đọng lại trên tầng cát. Người ta cũng có thể thu hoạch giun và dùng làm thức ăn cho tôm giống.
Dự án nuôi tôm dùng giun biển-còn được gọi là “máy hút bụi” ở Đảo Bribie, đã nhận được giải thưởng trị giá 279.000 đô la vì đã góp phần giảm bớt tình trạng ô nhiễm đối với môi trường. Trong buổi công bố trợ cấp cải tiến đất canh tác Quốc gia, Liên đoàn MP do Longman Wyatt Roy đánh giá: Trung tâm nghiên cứu Đảo Bribie gần như là trung tâm mang tầm vóc Quốc tế.
Ông Roy cho biết: “ Sự kết hợp của tính khéo léo và giá trị thực tế là điển hình chứng tỏ không chỉ cách nuôi trồng của người Úc tốt nhất mà phương pháp của họ cũng không kém. Tôi xin chúc mừng người đứng đầu dự án - Tiến sĩ Paul Palmer cùng các cộng sự của ông”.
Ông Roy cho biết Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp đã phê chuẩn 31 dự án trên Toàn quốc dưới sự hỗ trợ của quỹ phát triển trị giá 21,2 triệu đô.
Ông phát biểu: “Những khoản tài trợ về phát triển công nghệ và thực tiễn thông minh hơn nhằm hỗ trợ những nhà sản xuất trẻ tiếp tục đầu tư. Mục đích là để giảm chi phí đầu vào và tăng lợi nhuận trong khi vẫn đảm bảo nguồn tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai”.
Tiến sĩ Palmer cho rằng dự án của ông đã hoàn toàn vượt qua các cuộc thử nghiệm tại BIRC và các trang trại nuôi tôm địa phương.
Người ta xây dựng và nuôi trữ loài giun Vịnh Moreton ở các lớp cát có dòng nước chảy xuôi. Tôm thải ra thức ăn thừa và chúng sẽ đi theo loài tảo nhỏ, trùng giày. Sau đó chúng nằm ở lớp cát rồi giun sẽ ăn chúng.
Tiến sĩ Palmer chia sẻ rằng trợ cấp đổi mới này sẽ gây quỹ cho hoạt động của Trung tâm nghiên cứu Đảo Bribie.
Biên dịch: Trang Lisbon - 2 LUA CO., LTD
Source: http://www.noosanews.com.au/news/worms-clear-the-way/2141342/
Có thể bạn quan tâm

Cá chạch bùn có thịt thơm ngon, xương mềm nên thị trường nội địa tiêu thụ rất mạnh. Cá có nguồn gốc từ Đài Loan được đưa về Việt Nam nhân giống, tuy mới nuôi thử nghiệm vài năm nhưng kết quả khả quan. Nhiều bà con nông dân đang đầu tư SX con giống và nuôi cá thịt hướng tới xuất khẩu.

Nắng nóng kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng của tôm nuôi. Người nuôi tôm cần hiểu rõ những tác động này và nắm được giải pháp phòng tránh thích hợp.

Nuôi tôm quảng canh cải tiến theo mô hình cánh đồng tôm lớn đang được nhân rộng ở huyện Cái Nước (Cà Mau) mang lại hiệu quả cao. Bình quân, mỗi vụ tôm từ 3 – 4 tháng người nuôi đạt lợi nhuận trên dưới 40 triệu đồng/ha.

Ông Lộc Cá Pắn, thôn Thống Nhất, xã Hải Lạng (Tiên Yên) vừa kết thúc đợt thu hoạch cá đối mục theo mô hình nuôi ghép 2ha cá đối mục và tôm sú. Ở mô hình này, cá đối mục không phải đối tượng nuôi chính song cũng đã cho sản lượng và giá trị tương đối lớn. Cụ thể, mỗi ha cho thu gần 9 tấn cá thương phẩm, với giá bán tại ao hiện ở mức 60.000 đồng/kg ước đạt tổng giá trị trên 500 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 150 triệu đồng/ha.

Tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, năm 2014, Trạm Khuyến nông huyện Lâm Thao triển khai mô hình nuôi ếch Thái Lan thương phẩm bằng lồng hở tại một số xã, thị trấn trong huyện. Bước đầu mô hình này cho kết quả khả quan.