Atisô Rớt Giá Đà Lạt Giữ Diện Tích Trồng Atisô

Nếu như dịp Tết, bông atisô tươi được bán với giá 50.000 - 60.000 đ/kg thì hiện nay giá bông tươi tại chợ chỉ có 30.000 đ/kg.
Giá thương lái thu mua ở vườn không quá 20.000 đ/kg.
Anh Lê Quang Anh, một nông dân trồng Atisô ở Thái Phiên cho biết, atisô chỉ được giá vào tháng 6, tháng 7 (mùa nghịch). Còn lại, giá cao nhất dịp trước Tết cũng chỉ đạt 50.000 đ/kg. Hiện giá atisô đang xuống và sẽ còn xuống nữa. Do vậy nhà vườn chỉ thu hoạch atisô khô cung cấp thị trường dược liệu. Hiện giá bông atisô khô bán được 300.000 đ/kg. Để có 1 kg bông atisô khô phải cần 7 kg atisô tươi.
Tuy nhiên, atisô thu hoạch được toàn bộ cây. Lá atisô bán 27.000 đ/kg, thân atisô khô cũng bán được 120.000 đ/kg, còn rễ 270.000 đ/kg. Với 4 sào atisô, sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình anh dư được 300 triệu đồng, chưa kể thu hoạch vụ rau vụ trồng xen.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, GĐ Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt cho biết, năm 2013 diện tich atisô Đà Lạt có khoảng 60 ha, trong đó riêng Thái Phiên, phường 12, TP Đà Lạt đã hơn 40 ha. Cao điểm giá bông atisô khô đạt 650.000 đ/kg khiến nhiều nhà đô xô trồng atisô.
Tuy nhiên, khi diện tích atisô tăng đến 90 ha thì hàng dội chợ, giá rớt thê thảm, khiến các nhà vườn lỗ vốn. Chính vì vậy, atisô, dâu tây, hoa là những nông sản được Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói chung khống chế diện tích để điều hòa thị trường và đảm bảo nhà vườn có lãi.
Có thể bạn quan tâm

Theo các thương lái, nguyên nhân giảm giá do chỉ tiêu thụ nội địa, việc xuất khẩu sang một số nước như các năm trước đã bị giảm số lượng. Ngoài ra, hiện nay đang vào mùa của nhiều loại trái cây nên người tiêu dùng phần nào hạn chế ăn mít mà chuyển sang măng cụt, chôm chôm, thanh long, sầu riêng…

Mới chớm mùa Đông, nhiều nơi trên địa bàn huyện Quản Bạ có nhiệt độ lạnh về đêm, thường xuyên có sương muối dày đặc vào buổi sáng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất; trong đo, việc bảo vệ đàn trâu, bò luôn là mối quan tâm của đồng bào nơi đây. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống rét cho đàn gia súc và vật nuôi.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, diện tích cây cao su toàn tỉnh bị thanh lý và chặt bỏ là 1.749 ha. Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: "Ngành cao su không nên chạy theo diện tích mà nên đi vào hướng thâm canh, tăng năng suất, tăng hiệu quả. Đặc biệt là tìm cách chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu".

Nhiều thương lái thu mua cua biển ở Cà Mau khẳng định, không có chuyện cua biển Cà Mau “bò” ra các vỉa hè ở Hà Nội hay trên Sài Gòn với giá siêu rẻ.

Hiện toàn huyện có gần 6.000 đàn ong, bình quân mỗi đàn cho 3 lít mật/năm, tập trung nhiều ở các xã Giàng Chu Phìn, Thượng Phùng, Xín Cái, Pải Lủng, Sủng Trà và thị trấn Mèo Vạc... Thời điểm này, các chủ ong đang bắt đầu thu hoạch mật ong với sản lượng đạt khá cao.