ASEAN Dự Kiến Áp Dụng Tiêu Chuẩn Tôm Mới

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã soạn thảo một tiêu chuẩn cho tôm nuôi trong khu vực và dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2015.
Dự thảo được thiết kế bởi một ủy ban chỉ đạo của 14 ngành công nghiệp và các bên liên quan phi chính phủ. Với ý tưởng là ngành công nghiệp tôm của các quốc gia trong tổ chức có thể sử dụng nó như một công cụ khả thi để cải thiện tính bền vững, hiệu quả môi trường và xã hội của nông nghiệp, đặc biệt là ở quy mô nhỏ, và được ghi nhận tại các thị trường xuất khẩu chủ lực, tờ Brunei Times đưa tin.
Theo dự thảo dài 16 trang, "hiện nay có hơn 30 tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản, tất cả với các phạm vi khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường thông qua các phương pháp khác nhau và không tiêu chuẩn nào trong số đó được xác định một cách rõ ràng đối với khu vực ASEAN".
"Điều này gây khó khăn và tốn kém cho nông dân và các nhà chế biến để lựa chọn con đường đúng đắn cho sự xác nhận sản phẩm trên thị trường. Kết quả là, từng công việc cho một số tiêu chuẩn khác nhau để đáp ứng yêu cầu của người mua làm tăng thêm chi phí đáng kể", dự thảo cho biết thêm.
Ban chỉ đạo tiêu chuẩn tôm ASEAN cho rằng việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015 sẽ tạo điều kiện cho khu vực này trở thành một trong 10 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu và đóng vai trò lớn trong ngành công nghiệp thủy sản toàn cầu.
Ban chỉ đạo này bao gồm hai tổ chức từ Philippines, Trung tâm Phát triển Tambuyog và Liên đoàn Khai thác thủy sản Socsksargen. Các thành viên còn lại là FAIRAGRO, Đại học Kasetsart, Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng thủy sản châu Á Thái Bình Dương, Công ty Thai Union Frozen Products (TUF) và Hội đồng Nông dân Thái ở Thái Lan;
Hiệp hội Chế biến và Tiếp thị Thủy sản Indonesia, Đại học Surya và Tổ chức bảo tồn Vùng đất ngập nước quốc tế (Wetlands International) tại Indonesia; Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Khai thác và Nuôi trồng Thủy sản bền vững và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP); và tổ chức Monterey Bay Aquarium Seafood Watch® và Chicken of the Sea ở Mỹ.
Ban chỉ đạo hoan nghênh các ý kiến đóng góp cho các tiêu chuẩn dự thảo từ nông dân, các chuyên gia và các bên liên quan tham gia vào nuôi tôm cũng như từ công chúng cho đến ngày 10 Tháng 10 năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên dù là vụ có điều kiện sản xuất thuận lợi, nhưng với thời tiết diễn biến phức tạp, thì nhà nông vẫn rất cần các giống lúa vừa cho năng suất chất lượng cao, vừa có khả năng kháng được sâu bệnh và điều kiện bất lợi.

Giá mủ cao su đầu mùa khai thác nằm ở mức 30 triệu đồng/tấn khiến nhiều người có diện tích cao su lớn bỏ cạo để dưỡng cây, chờ giá nhích lên tí đỉnh rồi cạo. Bởi nếu cạo với giá mủ thấp nhưng phải thuê nhân công làm trọn gói từ a tới z sẽ không lời đồng nào, trong khi đó chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng leo thang.

Ông Thái Tiến Dũng, Trưởng phòng Nguyên liệu, Cty CP Đường Ninh Hòa cho biết, vùng nguyên liệu mía Ninh Hòa và Đắk Lắk có hơn 70% diện tích trồng mía là đất đồi, trong khi cơ sở hạ tầng thủy lợi chưa đảm bảo cho việc tưới tiêu nên chủ yếu phụ thuộc vào nước trời.

Lâm Đồng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá là địa phương dẫn đầu trong cả nước về thực hiện hiệu quả chương trình tái canh cà phê, trong đó đã phát huy tính chủ động của người nông dân trong việc xây dựng các mô hình điểm.

Không chỉ lớn về diện tích mà Yên Bái còn có trên 4.000ha chè Shan tuyết vùng cao rất quý hiếm không phải địa phương nào cũng có. Tuy nhiên, do trồng nhỏ lẻ, phân tán cùng với công nghệ chế biến chưa hiện đại nên diện tích chè đặc sản Shan tuyết vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng, thế mạnh.