ASEAN Dự Kiến Áp Dụng Tiêu Chuẩn Tôm Mới

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã soạn thảo một tiêu chuẩn cho tôm nuôi trong khu vực và dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2015.
Dự thảo được thiết kế bởi một ủy ban chỉ đạo của 14 ngành công nghiệp và các bên liên quan phi chính phủ. Với ý tưởng là ngành công nghiệp tôm của các quốc gia trong tổ chức có thể sử dụng nó như một công cụ khả thi để cải thiện tính bền vững, hiệu quả môi trường và xã hội của nông nghiệp, đặc biệt là ở quy mô nhỏ, và được ghi nhận tại các thị trường xuất khẩu chủ lực, tờ Brunei Times đưa tin.
Theo dự thảo dài 16 trang, "hiện nay có hơn 30 tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản, tất cả với các phạm vi khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường thông qua các phương pháp khác nhau và không tiêu chuẩn nào trong số đó được xác định một cách rõ ràng đối với khu vực ASEAN".
"Điều này gây khó khăn và tốn kém cho nông dân và các nhà chế biến để lựa chọn con đường đúng đắn cho sự xác nhận sản phẩm trên thị trường. Kết quả là, từng công việc cho một số tiêu chuẩn khác nhau để đáp ứng yêu cầu của người mua làm tăng thêm chi phí đáng kể", dự thảo cho biết thêm.
Ban chỉ đạo tiêu chuẩn tôm ASEAN cho rằng việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015 sẽ tạo điều kiện cho khu vực này trở thành một trong 10 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu và đóng vai trò lớn trong ngành công nghiệp thủy sản toàn cầu.
Ban chỉ đạo này bao gồm hai tổ chức từ Philippines, Trung tâm Phát triển Tambuyog và Liên đoàn Khai thác thủy sản Socsksargen. Các thành viên còn lại là FAIRAGRO, Đại học Kasetsart, Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng thủy sản châu Á Thái Bình Dương, Công ty Thai Union Frozen Products (TUF) và Hội đồng Nông dân Thái ở Thái Lan;
Hiệp hội Chế biến và Tiếp thị Thủy sản Indonesia, Đại học Surya và Tổ chức bảo tồn Vùng đất ngập nước quốc tế (Wetlands International) tại Indonesia; Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Khai thác và Nuôi trồng Thủy sản bền vững và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP); và tổ chức Monterey Bay Aquarium Seafood Watch® và Chicken of the Sea ở Mỹ.
Ban chỉ đạo hoan nghênh các ý kiến đóng góp cho các tiêu chuẩn dự thảo từ nông dân, các chuyên gia và các bên liên quan tham gia vào nuôi tôm cũng như từ công chúng cho đến ngày 10 Tháng 10 năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 20/6/2014, tại HTXNN Hoà Thắng 2, huyện Phú Hoà, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Phú Yên tổ chức hội thảo tuyên truyền nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học cho 15 nông dân tại huyện Tuy An đến tham quan mô hình.

Những năm trước, phong trào nuôi nhím rầm rộ phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh, hàng loạt cơ sở nuôi nhím mọc lên với đủ quy mô. Ông Hà Mơ (thôn Bố Lang, xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh) là một trong những hộ tiên phong trong phong trào nuôi nhím tại địa phương này.

Như nhiều địa phương khác, ngay sau thu hoạch lúa vụ mùa, bà con nông dân xã miền núi Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), nhanh chóng bắt tay gieo trồng cây vụ đông. Trên địa bàn xã, cây vụ đông chủ lực là dưa chuột, bởi đây là loại cây năng suất, giá trị hàng hóa cao, đầu ra thuận lợi.

Đầu những năm 2000, Công ty Agropac đã đưa cây phúc bồn tử từ Pháp về trồng thành công trên vùng đất xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, rồi sau đó chuyển giao cho nông dân xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng sản xuất theo hướng công nghệ cao cho đến ngày nay.

Qua thử nghiệm ở một số địa phương cho thấy, chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học giúp giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, gà phát triển đồng đều, ít bị bệnh, lông tơi mượt và sạch, quản lý nuôi dưỡng đơn giản; tốc độ sinh trưởng nhanh, sau 70 ngày nuôi gà có tỷ lệ sống cao (98%), đạt 2,2 kg; khả năng sinh sản tốt, đạt từ 170-180 quả trứng/năm.