Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Arizona - Hệ Thống Kiểm Định Mới Đối Với Bệnh EMS

Arizona - Hệ Thống Kiểm Định Mới Đối Với Bệnh EMS
Ngày đăng: 14/02/2014

Linda Nunan- một trợ lí nghiên cứu khoa học của trường Đại học Arizona cùng với Tiến sĩ Donald Lightner- giáo sư về lĩnh vực Sinh vật và khoa học y sinh so sánh của trường ĐH Arizona, đã xác định các tác nhân gây ra hội chứng tử vong sớm ở tôm (EMS), đồng thời cũng phát triển phương pháp tốt hơn, tiết kiệm hơn, nhanh hơn để phát hiện dịch. Các công nghệ thử nghiệm đã được cấp phép cho Viện công nghệ sinh học Gen ở Đài Loan.

Ông Nunan cho biết: “Về mặt cơ bản thì cách mà người ta vẫn áp dụng để phát hiện bệnh dịch mới và cũ ở tôm là thông qua chẩn đoán. Một trong những cách nhanh nhất là sử dụng chuỗi phản ứng polymerase PCR- 1 phương pháp được tiến hành rộng rãi để phát hiện dịch bệnh trong trình tự chuỗi AND”. Các đối tượng của phương pháp chuẩn đoán mới là nhóm doanh nghiệp nuôi tôm cụ thể có tôm bị nhiễm bệnh EMS ngay sau khi thả giống.. Phương pháp kiểm định này cho phép các ngư dân nuôi tôm phát hiện nhanh tôm bị nhiễm bệnh.

Trước đây Lightner cùng các đồng nghiệp tại UA đã tiến hành một số xét nghiệm đối với vi rút ở tôm và phát triển ý tưởng “phát hiện và tiêu hủy” như là 1 giải pháp thay vì chữa trị cho tôm bằng thuốc kháng sinh.

Lightner nói: Ngay từ lúc đầu, chúng tôi đã hi vọng rằng Gene Reach sẽ cấp phép cho công nghệ này. Chúng tôi đã làm việc với họ trong hơn 10 năm và cũng có mối quan hệ với nhau rất tốt”. Nunan chia sẻ rằng Gene Reach có thông tin lưu trữ rất tốt để phát hiện tác nhân gây bệnh tôm và chúng được biết đến rộng rãi trên thế giới.

Trước đây Nunan và Lightner từng kiểm tra bộ dụng cụ này, họ sẽ bán được rất nhanh do nhu cầu khá lớn. Cô và Lightner cho rằng cuôi tháng 2/2014, bộ dụng cụ này sẽ được đưa vào thực tế.

Nunan cho biết: “Bởi vì phản ứng dây chuyền PCR được áp dụng cho các cuộc thử nghiệm hàng đầu cho tất cả các loại vi rút gây dich cho tôm và bệnh dịch. Các phòng thí nghiệm trên thế giới được thiết lập để tiến hành loại thử nghiệm này”.

Cho đến nay cách duy nhất để phát hiện hội chứng tử vong sớm là thông qua việc sử dụng các mô. Đó là cách Lightner đã mô tả về dịch bệnh lần đầu tiên vào năm 2012. Nunan cho biết mô học vô cùng khó khăn bởi nó liên quan đến sự thay đổi của tế bào trong mô tế bào. Nó cũng yêu cầu nhiều thiết bị tiến hành quy trình và mất nhiều thời gian để thực hiện. Thử nghiệm mới sẽ tiết kiệm hơn và cho kết quả trong 24 giờ hoặc ngắn hơn.

Lightner cho biết thêm rằng khi EMS tấn công Mexico vào mùa xuân năm 2013 đã giết khoảng 80% tôm của nước này. “Khi họ thả giống vào tháng 7 và cố gắng lại từ đầu thì tình hình thậm chí còn tệ hơn nữa”

Biên dịch: Trang Lisbon - 2 LUA CO., LTD

Nguồn: http://azstarnet.com/business/local/ua-researchers-devise-test-to-aid-shrimp-farmers/article_92ec2b15-936f-5772-b3f7-732211569a18.html


Có thể bạn quan tâm

Người hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa Người hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa

Không chỉ hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa hoang hóa, anh Lò Văn Nghĩ (bản Sẳng, xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La) còn trực tiếp hướng dẫn các hộ nghèo cách làm ăn bằng chính mô hình trang trại của mình.

14/09/2015
Lạ đời giống gà ta có lông mọc dưới chân Lạ đời giống gà ta có lông mọc dưới chân

Dù chỉ là giống gà ta bình thường chứ không phải loại quý hiếm như gà Tò "tiến vua" ở Quỳ Phụ (Thái Bình) nhưng cặp gà gồm 1 trống, 1 mái của bà Nguyễn Thị Nga (52 tuổi, ở thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) vẫn có lông phủ từ khuỷu đến tận bàn chân.

14/09/2015
Về thông tin tẩm độc sầu riêng ở Đăk Lăk Coi chừng nông dân vạ lây Về thông tin tẩm độc sầu riêng ở Đăk Lăk Coi chừng nông dân vạ lây

Nhiều cơ sở thu mua sầu riêng tại Đăk Lăk vừa bị phát hiện dùng hóa chất tẩm cho sầu riêng chín nhanh, đều. Chưa biết tác hại thực sự của việc làm này đến đâu, song rõ ràng đã ít nhiều ảnh hưởng đến thương hiệu sầu riêng Đăk Lăk.

14/09/2015
Thoát cảnh ăn sáng lo trưa, khấm khá hơn nhờ cừu Thoát cảnh ăn sáng lo trưa, khấm khá hơn nhờ cừu

15 năm về trước, kinh tế gia đình anh Nguyễn Thành Nga (thôn Gò Sạn, xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) rất khó khăn, tình cảnh “ăn sáng lo trưa”. Gia đình anh chỉ khá lên kể từ khi anh vay được nguồn vốn của Ngân hàng NNPTNT huyện Thuận Bắc để làm ăn.

14/09/2015
Kinh nghiệm phát triển Hội ở vùng đô thị hóa Kinh nghiệm phát triển Hội ở vùng đô thị hóa

Ý kiến trao đổi của ông Nguyễn Hữu Trí - Chủ tịch Hội Nông dân (ND) quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) sẽ góp phần làm rõ hơn kinh nghiệm, giải pháp xây dựng và phát triển Hội ND ở các vùng đô thị hóa hiện nay.

14/09/2015