Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Arizona - Hệ Thống Kiểm Định Mới Đối Với Bệnh EMS

Arizona - Hệ Thống Kiểm Định Mới Đối Với Bệnh EMS
Ngày đăng: 14/02/2014

Linda Nunan- một trợ lí nghiên cứu khoa học của trường Đại học Arizona cùng với Tiến sĩ Donald Lightner- giáo sư về lĩnh vực Sinh vật và khoa học y sinh so sánh của trường ĐH Arizona, đã xác định các tác nhân gây ra hội chứng tử vong sớm ở tôm (EMS), đồng thời cũng phát triển phương pháp tốt hơn, tiết kiệm hơn, nhanh hơn để phát hiện dịch. Các công nghệ thử nghiệm đã được cấp phép cho Viện công nghệ sinh học Gen ở Đài Loan.

Ông Nunan cho biết: “Về mặt cơ bản thì cách mà người ta vẫn áp dụng để phát hiện bệnh dịch mới và cũ ở tôm là thông qua chẩn đoán. Một trong những cách nhanh nhất là sử dụng chuỗi phản ứng polymerase PCR- 1 phương pháp được tiến hành rộng rãi để phát hiện dịch bệnh trong trình tự chuỗi AND”. Các đối tượng của phương pháp chuẩn đoán mới là nhóm doanh nghiệp nuôi tôm cụ thể có tôm bị nhiễm bệnh EMS ngay sau khi thả giống.. Phương pháp kiểm định này cho phép các ngư dân nuôi tôm phát hiện nhanh tôm bị nhiễm bệnh.

Trước đây Lightner cùng các đồng nghiệp tại UA đã tiến hành một số xét nghiệm đối với vi rút ở tôm và phát triển ý tưởng “phát hiện và tiêu hủy” như là 1 giải pháp thay vì chữa trị cho tôm bằng thuốc kháng sinh.

Lightner nói: Ngay từ lúc đầu, chúng tôi đã hi vọng rằng Gene Reach sẽ cấp phép cho công nghệ này. Chúng tôi đã làm việc với họ trong hơn 10 năm và cũng có mối quan hệ với nhau rất tốt”. Nunan chia sẻ rằng Gene Reach có thông tin lưu trữ rất tốt để phát hiện tác nhân gây bệnh tôm và chúng được biết đến rộng rãi trên thế giới.

Trước đây Nunan và Lightner từng kiểm tra bộ dụng cụ này, họ sẽ bán được rất nhanh do nhu cầu khá lớn. Cô và Lightner cho rằng cuôi tháng 2/2014, bộ dụng cụ này sẽ được đưa vào thực tế.

Nunan cho biết: “Bởi vì phản ứng dây chuyền PCR được áp dụng cho các cuộc thử nghiệm hàng đầu cho tất cả các loại vi rút gây dich cho tôm và bệnh dịch. Các phòng thí nghiệm trên thế giới được thiết lập để tiến hành loại thử nghiệm này”.

Cho đến nay cách duy nhất để phát hiện hội chứng tử vong sớm là thông qua việc sử dụng các mô. Đó là cách Lightner đã mô tả về dịch bệnh lần đầu tiên vào năm 2012. Nunan cho biết mô học vô cùng khó khăn bởi nó liên quan đến sự thay đổi của tế bào trong mô tế bào. Nó cũng yêu cầu nhiều thiết bị tiến hành quy trình và mất nhiều thời gian để thực hiện. Thử nghiệm mới sẽ tiết kiệm hơn và cho kết quả trong 24 giờ hoặc ngắn hơn.

Lightner cho biết thêm rằng khi EMS tấn công Mexico vào mùa xuân năm 2013 đã giết khoảng 80% tôm của nước này. “Khi họ thả giống vào tháng 7 và cố gắng lại từ đầu thì tình hình thậm chí còn tệ hơn nữa”

Biên dịch: Trang Lisbon - 2 LUA CO., LTD

Nguồn: http://azstarnet.com/business/local/ua-researchers-devise-test-to-aid-shrimp-farmers/article_92ec2b15-936f-5772-b3f7-732211569a18.html


Có thể bạn quan tâm

Công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Song Chuột Công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Song Chuột

Cá Song Chuột hay còn gọi là cá mú chuột, là một loài cá biển có chất lượng thịt ngon, khi nuôi hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, thích ứng tốt với các điều kiện môi trường và có giá bán cao trên thị trường. Hiện nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I là cơ sở duy nhất tại Việt Nam có thể sản xuất và cung ứng con giống cá Song Chuột.

17/07/2015
Qua vụ tôm xuân hè 2015 Qua vụ tôm xuân hè 2015

Những ngày này, đi dọc các vùng nuôi tôm công nghiệp nằm ở ven biển thuộc các xã Bạch Long, Giao Phong, Quất Lâm (Giao Thủy - Nam Định); Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều (Hải Hậu); Nghĩa Phúc, Nam Điền (Nghĩa Hưng)… chúng tôi bắt gặp các hộ nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, đổ ra các ao đầm miệt mài kéo tôm để kịp xuất bán cho thương lái.

17/07/2015
Tình hình nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm 2015 và định hướng sản xuất 6 tháng cuối năm 2015 Tình hình nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm 2015 và định hướng sản xuất 6 tháng cuối năm 2015

Những tháng đầu năm 2015 vụ nuôi tôm nước lợ diễn ra trong bối cảnh bất lợi về thời tiết, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn đến sớm hơn so với năm 2014, độ mặn ở nhiều nơi trên 32‰, mưa trái mùa, nguồn nước cấp bị ô nhiễm (nhiều thông số môi trường tại các điểm quan trắc đầu nguồn nước cấp đều vượt ngưỡng cho phép đặc biệt như nitrit, COD, Amonia, vibrio…) làm cho dịch bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy, đường ruột, phân trắng, vi bào tử trùng… phát triển, gây chết tôm nuôi, giảm sản lượng tôm thu hoạch và gây thiệt hại cho người nuôi.

17/07/2015
Lấn, chiếm đất để làm hồ nuôi tôm tại các địa phương ven biển: Cần xử lý dứt điểm Lấn, chiếm đất để làm hồ nuôi tôm tại các địa phương ven biển: Cần xử lý dứt điểm

Việc nuôi tôm cao triều ở Phú Yên trong thời gian qua đã mang lại thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên trong quá trình quản lý đất đai, một số địa phương đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất làm hồ nuôi tôm trái phép, có địa phương không kiên quyết xử lý nên diện tích lấn chiếm ngày càng tăng, diễn biến ngày càng phức tạp.

17/07/2015
Diện tích tôm công nghiệp giảm mạnh Diện tích tôm công nghiệp giảm mạnh

Do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh liên tục xảy ra, giá tôm giảm mạnh nhiều tháng liền. Trong khi đó, chi phí thức ăn, con giống… nuôi tôm tăng mạnh dẫn đến diện tích nuôi tôm công nghiệp ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm 2014.

17/07/2015