Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Áp Dụng Hiệu Quả Mô Hình Tưới Nước Tiết Kiệm

Áp Dụng Hiệu Quả Mô Hình Tưới Nước Tiết Kiệm
Ngày đăng: 16/11/2013

Xã Vĩnh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) là một trong những địa phương thường xuyên bị khô hạn nên người dân gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, từ đầu năm, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với tổ chức iDE triển khai mô hình tưới nước tiết kiệm bước đầu đã cho hiệu quả trong sản xuất.

Hiện nay, toàn xã đã có 81 hộ lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, với diện tích khoảng 16,8 ha. Ông Nguyễn Khắc Phòng (thôn Thái An), hướng dẫn chúng tôi ra thăm vườn nho của gia đình - một trong những hộ đầu tiên sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm, cho biết: Với 1 ha nho, bình thường phải mất nhiều ngày để tưới, nhưng với hệ thống tưới nước tiết kiệm chỉ cần gần 2 tiếng đồng hồ, vườn nho đã được tưới đầy đủ. Vừa tiết kiệm được thời gian, nhiên liệu, vừa giúp cây nho phát triển tốt và cho năng suất cao hơn.

Gia đình anh Nguyễn Văn Dài (thôn Thái An), cũng được chọn làm thí điểm mô hình tưới nước tiết kiệm. Mặc dù mới đưa vào sử dụng chưa đầy 3 tháng nhưng đã thấy hiệu quả vượt trội. Anh chia sẻ: Nhà tôi trồng 3 sào nho khi sử dụng mô hình tưới nước tiết kiệm thấy có hiệu quả nên mạnh dạn đầu tư lắp đặt hệ thống cho toàn bộ diện tích trồng tỏi và ớt trên diện tích đất của gia đình. Theo anh, mô hình tưới nước tiết kiệm giúp cây trồng hấp thu nước nhiều, đầy đủ hơn. Nhờ đó, cây khỏe mạnh, ít bệnh và cho năng suất cao. Mô hình tưới nước tiết kiệm không chỉ có ưu điểm là tiết kiệm được nguồn nước tưới và công lao động mà còn giúp cho cây trồng không bị ngập úng nước. Do vậy nên tỷ lệ bị hao hụt do hư hỏng không nhiều, tăng năng suất cây trồng từ 15% đến 20%, giảm từ 50% đến 70% công lao động, hạn chế được sâu bệnh tạo điều kiện cho cây phát triển tốt. Không những thế với việc sử dụng mô hình này còn tiết kiệm điện năng từ 30% đến 50% so với việc chạy nước truyền thống.

Anh Võ Phước, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Hải, cho biết: Xã Vĩnh Hải chủ yếu trồng các loại cây: Hành, tỏi, ớt, nho, táo và một số loại hoa màu khác, bà con thường sử dụng phương pháp chạy nước tràn nên cây trồng thường không tưới đủ nước, không đồng đều, không kịp thời vụ so với nhu cầu nên dẫn đến năng suất thấp. Từ khi áp dụng mô hình tưới nước tiết kiệm đã mang lại hiệu quả thiết thực giúp nông dân giảm được chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập. Trong thời gian tới, Hội sẽ vận động hội viên áp dụng mô hình này để nâng cao hiệu quả sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Giá Khoai Lang Tím Tăng Cao Giá Khoai Lang Tím Tăng Cao

Theo bà con trồng khoai lang, mấy ngày gần đây giá khoai lang tím đột ngột tăng cao trở lại, trên 700 ngàn đồng/tạ, cao hơn thời điểm trước đó vài tháng từ 500 ngàn đến 550 ngàn đồng/tạ. Nguyên nhân là do khoai lang tím đang trong giai đoạn thu hoạch trên địa bàn huyện và các vùng lân cận không còn nhiều, thị trường tiêu thụ khan hiếm nên giá khoai lang tím tăng trở lại.

03/12/2014
Khó Khăn Trong Việc Xuống Giống Không Đồng Loạt Khó Khăn Trong Việc Xuống Giống Không Đồng Loạt

Hiện nay, tình trạng xuống giống tự phát, không đồng loạt đang diễn ra phổ biến ở một số xã trên địa bàn huyện Hồng Ngự. Việc sản xuất cùng một cánh đồng nhưng nhiều trà lúa khi xuống giống không đồng loạt đã gây khó khăn trong công tác quản lý của địa phương cũng như phòng trừ dịch bệnh.

03/12/2014
Giá Mít Thái Siêu Sớm Giảm 4.000 Đồng/kg Giá Mít Thái Siêu Sớm Giảm 4.000 Đồng/kg

Theo các thương lái, nguyên nhân giảm giá do chỉ tiêu thụ nội địa, việc xuất khẩu sang một số nước như các năm trước đã bị giảm số lượng. Ngoài ra, hiện nay đang vào mùa của nhiều loại trái cây nên người tiêu dùng phần nào hạn chế ăn mít mà chuyển sang măng cụt, chôm chôm, thanh long, sầu riêng…

11/07/2014
Kinh Nghiệm Bảo Vệ Đàn Gia Súc Trong Mùa Đông Ở Quản Bạ Kinh Nghiệm Bảo Vệ Đàn Gia Súc Trong Mùa Đông Ở Quản Bạ

Mới chớm mùa Đông, nhiều nơi trên địa bàn huyện Quản Bạ có nhiệt độ lạnh về đêm, thường xuyên có sương muối dày đặc vào buổi sáng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất; trong đo, việc bảo vệ đàn trâu, bò luôn là mối quan tâm của đồng bào nơi đây. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống rét cho đàn gia súc và vật nuôi.

03/12/2014
Không Nên Chạy Theo Diện Tích Cao Su Không Nên Chạy Theo Diện Tích Cao Su

Trong 6 tháng đầu năm 2014, diện tích cây cao su toàn tỉnh bị thanh lý và chặt bỏ là 1.749 ha. Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: "Ngành cao su không nên chạy theo diện tích mà nên đi vào hướng thâm canh, tăng năng suất, tăng hiệu quả. Đặc biệt là tìm cách chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu".

11/07/2014