Áp Dụng Hiệu Quả Mô Hình Tưới Nước Tiết Kiệm

Xã Vĩnh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) là một trong những địa phương thường xuyên bị khô hạn nên người dân gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, từ đầu năm, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với tổ chức iDE triển khai mô hình tưới nước tiết kiệm bước đầu đã cho hiệu quả trong sản xuất.
Hiện nay, toàn xã đã có 81 hộ lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, với diện tích khoảng 16,8 ha. Ông Nguyễn Khắc Phòng (thôn Thái An), hướng dẫn chúng tôi ra thăm vườn nho của gia đình - một trong những hộ đầu tiên sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm, cho biết: Với 1 ha nho, bình thường phải mất nhiều ngày để tưới, nhưng với hệ thống tưới nước tiết kiệm chỉ cần gần 2 tiếng đồng hồ, vườn nho đã được tưới đầy đủ. Vừa tiết kiệm được thời gian, nhiên liệu, vừa giúp cây nho phát triển tốt và cho năng suất cao hơn.
Gia đình anh Nguyễn Văn Dài (thôn Thái An), cũng được chọn làm thí điểm mô hình tưới nước tiết kiệm. Mặc dù mới đưa vào sử dụng chưa đầy 3 tháng nhưng đã thấy hiệu quả vượt trội. Anh chia sẻ: Nhà tôi trồng 3 sào nho khi sử dụng mô hình tưới nước tiết kiệm thấy có hiệu quả nên mạnh dạn đầu tư lắp đặt hệ thống cho toàn bộ diện tích trồng tỏi và ớt trên diện tích đất của gia đình. Theo anh, mô hình tưới nước tiết kiệm giúp cây trồng hấp thu nước nhiều, đầy đủ hơn. Nhờ đó, cây khỏe mạnh, ít bệnh và cho năng suất cao. Mô hình tưới nước tiết kiệm không chỉ có ưu điểm là tiết kiệm được nguồn nước tưới và công lao động mà còn giúp cho cây trồng không bị ngập úng nước. Do vậy nên tỷ lệ bị hao hụt do hư hỏng không nhiều, tăng năng suất cây trồng từ 15% đến 20%, giảm từ 50% đến 70% công lao động, hạn chế được sâu bệnh tạo điều kiện cho cây phát triển tốt. Không những thế với việc sử dụng mô hình này còn tiết kiệm điện năng từ 30% đến 50% so với việc chạy nước truyền thống.
Anh Võ Phước, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Hải, cho biết: Xã Vĩnh Hải chủ yếu trồng các loại cây: Hành, tỏi, ớt, nho, táo và một số loại hoa màu khác, bà con thường sử dụng phương pháp chạy nước tràn nên cây trồng thường không tưới đủ nước, không đồng đều, không kịp thời vụ so với nhu cầu nên dẫn đến năng suất thấp. Từ khi áp dụng mô hình tưới nước tiết kiệm đã mang lại hiệu quả thiết thực giúp nông dân giảm được chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập. Trong thời gian tới, Hội sẽ vận động hội viên áp dụng mô hình này để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Nếu như ở các nước Brazil, Thái Lan… trong canh tác mía, tỷ lệ cơ giới hóa đạt 80 - 90% thì tại Việt Nam, tỉ lệ cơ giới hóa hiện chỉ ở mức 10 - 20%, chủ yếu ở khâu làm đất.

Cùng với hệ thống sông, suối do thiên nhiên ban tặng, trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có rất nhiều ao, hồ, đập, nhất là hồ chứa của hệ thống công trình thủy điện, thủy lợi chính là nguồn tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản; từng bước nâng cao tỷ trọng lĩnh vực thủy sản trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

Đối với khai thác, sau thời gian biển động, thời tiết trên các vùng biển tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác, hải sản xuất hiện nhiều ngay từ đầu mùa vụ mới nên ngư dân các địa phương đã đồng loạt ra khơi.

Như vậy, để được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, các vùng nuôi cá da trơn của Việt Nam phải nâng cấp để đạt tiêu chuẩn giống như các vùng nuôi cá hiện nay ở Mỹ đang áp dụng.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, nhiều chủng virus cúm gia cầm đang bùng phát, gây bệnh trên gia cầm và lây lan sang người, đang có nguy cơ lây lan, đe dọa tới ngành chăn nuôi và sức khỏe người dân trong nước.