Áp Dụng Hiệu Quả Mô Hình Tưới Nước Tiết Kiệm

Xã Vĩnh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) là một trong những địa phương thường xuyên bị khô hạn nên người dân gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, từ đầu năm, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với tổ chức iDE triển khai mô hình tưới nước tiết kiệm bước đầu đã cho hiệu quả trong sản xuất.
Hiện nay, toàn xã đã có 81 hộ lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, với diện tích khoảng 16,8 ha. Ông Nguyễn Khắc Phòng (thôn Thái An), hướng dẫn chúng tôi ra thăm vườn nho của gia đình - một trong những hộ đầu tiên sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm, cho biết: Với 1 ha nho, bình thường phải mất nhiều ngày để tưới, nhưng với hệ thống tưới nước tiết kiệm chỉ cần gần 2 tiếng đồng hồ, vườn nho đã được tưới đầy đủ. Vừa tiết kiệm được thời gian, nhiên liệu, vừa giúp cây nho phát triển tốt và cho năng suất cao hơn.
Gia đình anh Nguyễn Văn Dài (thôn Thái An), cũng được chọn làm thí điểm mô hình tưới nước tiết kiệm. Mặc dù mới đưa vào sử dụng chưa đầy 3 tháng nhưng đã thấy hiệu quả vượt trội. Anh chia sẻ: Nhà tôi trồng 3 sào nho khi sử dụng mô hình tưới nước tiết kiệm thấy có hiệu quả nên mạnh dạn đầu tư lắp đặt hệ thống cho toàn bộ diện tích trồng tỏi và ớt trên diện tích đất của gia đình. Theo anh, mô hình tưới nước tiết kiệm giúp cây trồng hấp thu nước nhiều, đầy đủ hơn. Nhờ đó, cây khỏe mạnh, ít bệnh và cho năng suất cao. Mô hình tưới nước tiết kiệm không chỉ có ưu điểm là tiết kiệm được nguồn nước tưới và công lao động mà còn giúp cho cây trồng không bị ngập úng nước. Do vậy nên tỷ lệ bị hao hụt do hư hỏng không nhiều, tăng năng suất cây trồng từ 15% đến 20%, giảm từ 50% đến 70% công lao động, hạn chế được sâu bệnh tạo điều kiện cho cây phát triển tốt. Không những thế với việc sử dụng mô hình này còn tiết kiệm điện năng từ 30% đến 50% so với việc chạy nước truyền thống.
Anh Võ Phước, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Hải, cho biết: Xã Vĩnh Hải chủ yếu trồng các loại cây: Hành, tỏi, ớt, nho, táo và một số loại hoa màu khác, bà con thường sử dụng phương pháp chạy nước tràn nên cây trồng thường không tưới đủ nước, không đồng đều, không kịp thời vụ so với nhu cầu nên dẫn đến năng suất thấp. Từ khi áp dụng mô hình tưới nước tiết kiệm đã mang lại hiệu quả thiết thực giúp nông dân giảm được chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập. Trong thời gian tới, Hội sẽ vận động hội viên áp dụng mô hình này để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Trong những tháng qua, ở Ninh Thuận, “sự cố” tôm nuôi chết hàng loạt đã làm các vùng nuôi tôm Đầm Nại (Ninh Hải), An Hải (Ninh Phước), Phước Dinh (Thuận Nam) trở nên ảm đạm thấy rõ. Thạc sĩ Phan Đình Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS) tỉnh cho biết: “Bệnh lạ từng được nói tới vài tháng trước giờ đã được các nhà khoa học định danh là hội chứng tôm chết sớm bởi bệnh hoại tử gan tụy, có điều chưa tìm ra tác nhân”.

Hiện nay, thỏ là vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ trong tỉnh Bắc Giang. Thêm vào đó, đầu tháng 6-2013, Công ty dược phẩm Nippon Zoki Nhật Bản khởi công xây dựng nhà máy Công nghệ sinh học KONISHI Việt Nam tại KCN Quế Võ (Bắc Ninh) với công suất chế biến, tiêu thụ 2 triệu con thỏ thương phẩm/năm, mở ra triển vọng cho nghề chăn nuôi thỏ ở Bắc Giang.

So với cùng kỳ năm trước, giá lươn thu mua tại bồn thời điểm này tuy có thấp hơn chút đỉnh nhưng người nuôi lươn vẫn phấn khởi vì lợi nhuận cao. Mô hình nuôi lươn trong bồn không sử dụng nhiều vốn, không đòi hỏi diện tích lớn, chỉ cần chịu khó chăm sóc là có thể bỏ túi vài chục triệu đồng sau 5 - 7 tháng thả nuôi.

Theo kết quả đánh giá về phát triển kinh tế của UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) về phát triển nông nghiệp đến tháng 7/2012 thì khả quan nhất vẫn là chăn nuôi gia súc gia cầm, đặc biệt là hươu.

Cây mía đã gắn bó với người dân Cà Mau từ rất lâu. Sau khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Cà Mau vẫn giữ lại một diện tích lớn để quy hoạch vùng trồng mía, chủ yếu ở các huyện: Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời.