Áo Xanh Ra Đảo Làm Nông Thôn Mới

Mở đầu cho Chương trình tình nguyện hè 2013 và hưởng ứng Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam, vào ngày 8 và 9.6 vừa qua, Đoàn thanh niên TP. Móng Cái đã thực hiện chương trình tình nguyện tại 2 xã đảo Vĩnh Thực và Vĩnh Trung.
Với chủ đề "Tuổi trẻ Móng Cái chung sức xây dựng NTM", gần 300 đoàn viên thanh niên TP.Móng Cái đã tham gia giúp dân và hỗ trợ vật liệu để làm mới 6 sân nhà văn hoá cho 2 xã, tặng quà cho 20 trẻ em và con giống, ngư cụ cho 6 thanh niên nghèo... với tổng giá trị là hơn 80 triệu đồng. Nhân dịp này, Thành đoàn Móng Cái cũng đã phối hợp với Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tình nguyện tỉnh Quảng Ninh và Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển tổ chức khám bệnh, tư vấn và phát thuốc cho hàng trăm lượt bà con.
Vĩnh Thực, Vĩnh Trung là 2 xã đảo còn gặp nhiều khó khăn của TP.Móng Cái. Việc thực hiện chương trình xây dựng NTM ở đây gặp khó khăn do cách trở giao thông... Do vậy, việc thanh niên chung sức cùng bà con nhân dân qua những hành động thiết thực này sẽ góp phần hiệu quả, tạo đà cho việc huy động sức mạnh cộng đồng trong xây dựng NTM ở hải đảo.
Cũng trong chương trình tình nguyện, Thành đoàn Móng Cái chủ trì phối hợp với Ban chỉ đạo NTM thành phố và Đảng uỷ, chính quyền 2 xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thục tổ chức Chương trình "Truyền thông về xây dựng NTM", vừa lồng ghép tuyên truyền nâng cao nhận thức của bà con, vừa giải đáp những vướng mắc trong việc thực hiện, từ đó tìm ra giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện các tiêu chí, phấn đấu về đích nông thôn mới vào năm 2015. Chương trình tình nguyện hè của Thanh niên TP.Móng Cái tại hải đảo được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao là chương trình ý nghĩa, mang thông điệp gắn sức trẻ với nơi địa đầu Tổ quốc, hướng về hải đảo tiền tiêu.
Có thể bạn quan tâm

Gần một năm nay, ông Lê Công Chiến (SN 1951) ngụ ở ấp 1, xã Hòa Bình, huyện Tam Nông thành công với việc nuôi thỏ. Với 4 dãy chuồng, mỗi dãy dài trên 2,5m, ngang hơn 1,5m và cao 0,5m, vào tháng 10/2013, ông nuôi 20 con thỏ giống (17 con thỏ cái và 3 con thỏ đực). Thỏ nuôi khoảng 3 tháng là đẻ.

Nông dân Nguyễn Văn Đực cho biết: “Nước tràn vào ruộng thu hoạch gặp nhiều khó khăn, lúa chỉ mới trên 70 ngày tuổi, lúa chín được nửa bông, thu hoạch được khoảng 6 bao/công. Thương lái mua giá 3.500 đồng/kg, nếu không thu hoạch thì lỗ nhiều chi phí sản xuất”.

Vào thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đang bước vào giai đoạn thu hoạch lúa Hè thu cuối vụ. Khác với thời điểm cách nay khoảng một tháng, hiện tình hình tiêu thụ lúa rất thuận lợi khi giá tăng, thương lái đẩy mạnh thu mua.

Không chỉ những nông hộ có truyền thống trồng dâu tây, hiện nhiều bà con người dân tộc K’Ho ở thị trấn Lạc Dương cũng đã gắn bó với loại trái cây đặc sản này. Cây dâu tây đã trở thành cây trồng quen thuộc và ngày càng được mở rộng diện tích tại đây.

Tại hội thảo, nhiều nông dân địa phương cho biết, nhờ sử dụng nguồn giống chất lượng cao và được cơ quan chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nên từ đầu đến cuối vụ tất cả ruộng đậu phụng của mô hình đều sinh trưởng, phát triển tốt.