Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ào Ạt Xây Trại Gà Cho Thuê

Ào Ạt Xây Trại Gà Cho Thuê
Ngày đăng: 20/03/2014

Gần 3 năm nay giá gà thịt bấp bênh, dịch bệnh lại luôn đe dọa nên một số chủ trang trại không còn vốn để “liều”. Ngày càng nhiều chủ trang trại gà chọn giải pháp cho thuê chuồng trại hoặc nuôi gia công.

Giá gà thịt thường xuyên xuống dưới giá thành, trong khi chi phí đầu vào lại liên tục tăng nên giới chăn nuôi rất ít lãi. Có những thời điểm các trang trại chăn nuôi lớn lỗ tiền tỷ. Để giảm bớt rủi ro, nhiều trang trại chấp nhận “ngồi chơi xơi nước” cho thuê lại chuồng trại kiếm lời.

* Bỏ bạc tỷ, lượm bạc cắc

Tại Đồng Nai, nhiều chủ trang trại đã sửa sang lại chuồng trại hoặc vay vốn đầu tư chuồng trại mới cho các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài, như: Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty TNHH một thành viên chăn nuôi Bình Minh (huyện Trảng Bom)... thuê lại. Với hình thức đầu tư này, nếu đã có sẵn đất và một phần tiền đầu tư sẽ nhanh lấy lại vốn, còn nếu phải thuê đất và vay vốn thì khá lâu mới thu hồi được.

Ông Âu Thanh Long, KP.1, phường An Bình (TP.Biên Hòa), cho biết: “Tôi có sẵn đất tại huyện Xuân Lộc, Vĩnh Cửu nên đã vay vốn đầu tư 5 trại cho thuê, trang bị hệ thống chuồng lạnh để cho Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam thuê. Thời gian cho thuê là 8-10 năm, 6 năm đầu là thu hồi vốn, sau đó mới có lời. Nếu tính chi li, lợi nhuận chỉ cao gấp 1,5 lần so với tiền gửi ngân hàng”.

Cách làm này nhiều trang trại gọi là “bỏ bạc tỷ, lượm bạc cắc” vì đầu tư khoảng gần 2 tỷ đồng/trại, nếu ký được hợp đồng 10 năm sẽ thu được khoảng 4 tỷ đồng/trại, trừ vốn vay và lãi suất hết 2,5 tỷ đồng, còn lãi khoảng 1,8 tỷ đồng trong 10 năm.

“Nếu các chủ trang trại đầu tư trại nuôi đúng yêu cầu về kỹ thuật và nằm trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi của tỉnh, công ty sẽ thuê lại từ 8-10 năm” - ông Dương Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên chăn nuôi Bình Minh, khẳng định. Cũng theo ông Tuấn, một trại nuôi quy mô chừng 20 ngàn con gà/lứa, đầu tư khoảng 1,7-2 tỷ đồng, công ty thuê lại với giá 32-35 triệu đồng/tháng.

* Chấp nhận lãi ít

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, chủ 16 trại gà với quy mô gần 100 ngàn con ở ấp Đức Long 2, xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất), những trại có kinh nghiệm nuôi lâu năm nên nuôi gia công sẽ nhanh thu hồi vốn hơn. “Nuôi gà gia công nếu chăm sóc tốt, tỷ lệ hao hụt thấp thì khoảng 4 năm thu hồi được vốn và sau đó bắt đầu có lời. Với thực trạng khó khăn của nghề nuôi gà hiện nay, chỉ có 2 cách là nuôi gia công hoặc cho thuê chuồng trại mới tồn tại được” - ông Sơn chia sẻ.

Tuy là người chăn nuôi gà lớn nhất huyện Thống Nhất với kinh nghiệm gần 20 năm trong nghề, hơn 1 năm nay ông Sơn cũng phải chọn giải pháp nuôi gia công cho Công ty TNHH một thành viên chăn nuôi Bình Minh và cho thuê trại.

Tuy nhiên, theo nhiều chủ trại, nuôi gà gia công cũng ẩn chứa không ít rủi ro. Trước hết, nếu để xảy ra dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt đàn cao thì cầm chắc thua lỗ. Ngoài ra, giá gà liên tục xuống dưới giá thành trong 3-4 tháng liền, các công ty thuê nuôi gia công sẽ giảm 1-2 lứa/năm, hoặc kéo dài thời gian bắt gà thành phẩm, người nuôi lời rất ít, thậm chí lỗ vốn, vì gà nuôi quá lứa có tỷ lệ hao hụt rất cao.

Ông Kiều Minh Lực, Trợ lý tổng giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, cho biết: “Công ty đang có kế hoạch mở rộng chăn nuôi tại Đồng Nai và nhiều tỉnh khác. Những nơi nào xây dựng chuồng trại đáp ứng được yêu cầu, công ty sẽ ký hợp đồng gia công hoặc thuê lại trại để nuôi. Thời gian thuê có thể từ 10-15 năm”.

Theo ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, Đồng Nai có 327 trại gà thì đã có trên 180 trại nuôi gia công và cho các công ty thuê lại. Tỷ lệ cho thuê trại để nuôi chưa quá lớn, nhưng đây là xu hướng mới đang được một số người có đất đai, điều kiện kinh tế đầu tư để kiếm lời.

Hiện nay, tổng đàn gà của toàn tỉnh là 12 triệu con, trong đó trên 60% thuộc các công ty nước ngoài. Ngoài ra, Đồng Nai cũng có 267 trang trại chăn nuôi heo đã chuyển sang nuôi gia công cho các công ty nước ngoài.


Có thể bạn quan tâm

Bế Tắc Trong Dồn Điền Đổi Thửa Bế Tắc Trong Dồn Điền Đổi Thửa

Một xã có gần chục xứ đồng, với ba dạng địa hình trung du, gò đồi và trũng, chất đất, năng suất ở mỗi vùng vênh nhau, khiến việc dồn điền đổi thửa (DĐĐT) ở xã Thanh Mỹ (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) rơi vào bế tắc.

23/08/2013
Ngư Dân “Đổi Đời” Nhờ Tôm Hùm Ở Xã Đảo Cam Bình Ngư Dân “Đổi Đời” Nhờ Tôm Hùm Ở Xã Đảo Cam Bình

“Hơn 50% số dân lúc nào cũng có khoảng 200 - 300 triệu đồng trong nhà, nhiều người đã trở thành triệu phú, tỷ phú... nhờ vào tôm hùm” - lời kể của anh bạn mới quen về quê hương Cam Bình khiến tôi bỏ lửng chuyến công tác, rẽ ngang vào xã đảo giàu có ở đất Cam Ranh (Khánh Hòa)...

13/03/2013
Kinh Nghiệm Vỗ Béo Bò Của Nông Dân Xã Bắc Phong Kinh Nghiệm Vỗ Béo Bò Của Nông Dân Xã Bắc Phong

Gần đây, phong trào nuôi bò vỗ béo phát triển mạnh ở xã Bắc Phong (Thuận Bắc). Nhiều hộ nuôi giàu lên nhờ có kinh nghiệm trong chọn giống, chế độ chăm sóc hợp lý.

24/08/2013
Ethoxyquin Trong Thức Ăn Tôm Và Biện Pháp Quản Lý Ethoxyquin Trong Thức Ăn Tôm Và Biện Pháp Quản Lý

Với giá thành rẻ, tác dụng chống oxy hóa cao, nên ethoxyquin được sử dụng rất rộng rãi trong sản xuất thức ăn thủy sản tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới. Do đó, cấm hẳn việc sử dụng ethoxyquin trong sản xuất thức ăn thủy sản là khó khả thi

15/03/2013
Bò Lai Sind Ở Trường Sa Bò Lai Sind Ở Trường Sa

Xã đảo Song Tử Tây nằm ở cực Bắc quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây có nguồn nước lợ và bãi cỏ xanh tốt về mùa mưa nhưng mùa nắng lại phải đối mặt với những khó khăn thường gặp như khô hạn và thiếu nước ngọt.

26/08/2013